BẠN BIẾT BAO NHIÊU VỀ WIFI MARKETING? CÁCH THỨC TIẾP CẬN KHÁCH HÀNG RA SAO?
-
Đình Long
- 13/12/2021
Trong thời đại bùng nổ của Internet, Wifi đã không còn quá xa lạ đối với chúng ta và đặc biệt các doanh nghiệp đã biết cách tận dụng và ứng dụng wifi vào việc quảng bá, tiếp thị sản phẩm, dịch vụ. Các nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống hiện nay như thiết bị di động và Internet đã khiến cho việc quảng cáo Wifi Marketing trở thành một trong những hình thức quảng bá hiệu quả nhất hiện nay.
Vậy bạn đã có kiến thức về phương thức quảng cáo Wifi Marketing chưa? Cách áp dụng Wifi Marketing làm sao để tiếp cận và khai thác khách hàng đúng cách? Hãy cùng WISE Business tìm hiểu trong bài viết này nhé?
I. Khái niệm Wifi Marketing
Bạn đã từng nghe những câu hỏi như này hoặc rơi vào tình cảnh phải thốt ra những câu hỏi như: “Cho em xin pass Wifi với ạ?”; “ Ở đây có Wifi không ạ?”. Là câu hỏi rất đỗi quen thuộc một khi đặt chân đến một địa điểm nào đó. Từ đây cho thấy Wifi như một dịch vụ không thể thiếu trong thời đại 4.0 này, biết được điều này Wifi Marketing đã được ra đời.
Wifi Marketing là nền tảng cho phép truy cập vào hệ thống mạng không dây Wifi miễn phí thông qua việc thu thập thông tin khách hàng hoặc tương tác các trang quảng cáo sản phẩm, dịch vụ như là xem qua một đoạn quảng cáo sản phẩm, nhập thông tin, xem khuyến mãi… Người dùng thay vì nhập mật khẩu thì sẽ tương tác với quảng cáo để sử dụng Wifi với tốc độ cao hơn.
Để hiểu rõ hơn về loại hình quảng bá Wifi Marketing,hãy cùng nhìn một số ví dụ điển hình dưới đây nhé:
Ví dụ: Khi bạn đi tới sân bay, cửa hàng hay cafe mà muốn truy cập Wifi miễn phí, trên màn hình sẽ hiện lên lên Pop-up banner và yêu cầu bạn truy cập Internet để sử dụng wifi miễn phí. Tiếp theo sau đó, bạn sẽ thực hiện các bước theo yêu cầu như nhập thông tin cá nhân hoặc thực hiện bài khảo sát để hoàn thành truy cập. Việc thu thập thông tin người dùng như vậy nhằm phục vụ cho các hoạt động marketing sau này.
II. Các loại mô hình quảng cáo Wifi Marketing chất lượng
1. Mô hình cung cấp Wifi Marketing độc lập – quảng cáo cho các quán nhỏ
Đây là loại mô hình thu hút rất nhiều sự quan tâm và thao tác cực kỳ đơn giản. Bạn dễ dàng nhìn thấy nhiều quán ăn, nhà hàng, cafe, các cửa hàng kinh doanh đơn lẻ,… Sẽ áp dụng loại hình Wifi Marketing này. Bạn chỉ cần đặt một thiết bị vào giữa đoạn modem – bộ phát wifi sẵn có là đã có một hệ thống wifi marketing đầy đủ các tính năng. Sau đó, nội dung phục vụ Wifi Marketing đã được cấu hình định sẵn trong thiết bị và được phân tán đến điểm phát sóng cố định.
Việc triển khai loại mô hình độc lập, đơn lẻ như này giúp tiết kiệm được chi phí và vận hành cũng đơn giản, chỉ cần lưu trữ trên thiết bị là có thể bỏ ra một lần mà sử dụng mãi mãi với các nội dung quản trị. Người quản lý chỉ cần đăng nhập để thay đổi nội dung tùy định hướng và mục đích sử dụng. Tuy nhiên điểm trừ là chỉ áp dụng hạn chế cho một điểm.
Xem ngay Top 5 Digital Marketing Agency tại Việt Nam để chọn doanh nghiệp ưa thích cho chiến dịch của bạn!
2. Mô hình cung cấp Wifi theo chuỗi – quảng cáo cho doanh nghiệp, chuỗi cửa hàng diện rộng
Mô hình quảng cáo Wifi theo chuỗi thường được các doanh nghiệp quy mô lớn, nhiều địa điểm, chi nhánh kinh doanh cách xa nhau ưa chuộng. Các trang web phục vụ wifi marketing sẽ được đưa lên cho hosting để lưu trữ, sau đó hệ thống wifi marketing chỉ cần dẫn link cho người dùng truy cập vào wifi miễn phí và sẽ sử dụng trang web này làm trang đăng nhập.
Điểm lợi cho việc sử dụng mô hình dạng chuỗi này là trang web marketing có thể được thiết kế theo bất cứ giao diện nào mà không bị giới hạn về không gian lưu trữ như loại hình mô hình nhỏ ở trên. Bên cạnh đó, có thể cùng lúc sử dụng cho nhiều địa điểm trong cùng hệ thống và nhanh chóng thay đổi nội dung trên hệ thống chỉ với 1 thao tác trên website trên máy chủ. Điểm bất lợi của loại mô hình này là cấu hình khá phức tạp do có quá nhiều điểm phát sóng, công đoạn triển khai phức tạp.
3. Mô hình quảng cáo wifi marketing ở sân bay
Không gì xa lạ khi loại hình quảng cáo sân bay lại được các doanh nghiệp “đầu tư” rất nhiều. Bởi lẽ đây là mô hình quảng bá kiểu mới thuộc mô hình chuỗi và đem lại rất nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp.
Lý do là vì sân bay là địa điểm có khối lượng tập trung đông phân khúc khách hàng trung cấp và cao cấp. Thế nên việc quảng cáo wifi marketing mang lai hiệu quả cao đáng kể do nhu cầu truy cập mạng Internet tăng đồng thời, thời gian lưu lại ở sân bay tương đối lâu.
Điểm cộng lớn cho loại hình quảng cáo này là wifi miễn phí được quản lý bằng hệ thống hiện đại, điều khiển hoàn toàn từ xa bằng nền tảng đám mây giúp phát hiện sự cố và khắc phục nhanh chóng. Dù số lượng lớn người dùng cùng một lúc nhưng tốc độ đường truyền nhanh và ổn định, đảm bảo được việc truy cập không bị chậm hoặc mất kết nối. Tuy vậy nhược điểm của chúng là dạng quảng cáo wifi marketing theo chuỗi, vì vậy việc triển khai và cấu hình khá phức tạp do có nhiều điểm phát sóng.
III. Sử dụng Wifi Marketing để khai thác và tiếp cận người dùng như thế nào?
Wifi marketing cho bạn rất nhiều cách để khai thác thông tin người dùng bằng cách đưa sản phẩm, dịch vụ của mình tiếp cận với khách hàng. Tuy nhiên bạn cần xác định được đúng mục tiêu chính của mình là gì để lựa chọn hình thức quảng bá Wifi Marketing phù hợp, mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp.
1. Mục đích nâng cao độ nhận diện của thương hiệu
a. Hình thức yêu cầu người đăng nhập xem banner quảng cáo
Đây là hình thức cơ bản nhất, có sẵn trong các thiết bị phù hợp với những doanh nghiệp muốn giới thiệu sản phẩm, dịch vụ hấp dẫn thông qua các video hoặc banner. Muốn truy cập vào Wifi miễn phí, người dùng bắt buộc phải xem hết video hoặc lướt banner đến cuối cho khi nào hiện dòng chữ “Truy cập” để kết nối vào.
b. Hình thức cho người dùng tương tác trực tiếp để sử dụng wifi miễn phí
Hình thức quảng cáo tạo cảm giác thích thú với khách hàng bởi sự dí dỏm, hài hước thông qua các trò chơi nhỏ, cào màn hình,… Người dùng sẽ ấn tượng mạnh về thương hiệu và sản phẩm về doanh nghiệp.
WISE BUSINESS
2. Mục đích thu thập thông tin khách hàng
Wifi Marketing sẽ tiếp cận thông tin giá trị của người dùng thông qua việc khảo sát, điền thông tin hay yêu cầu kết nối vào trang mạng xã hội. Sau khi thu thập xong thì doanh nghiệp có thể sử dụng để triển khai các chương trình remarketing như chạy quảng cáo email, facebook,…
a. Hình thức yêu cầu người đăng nhập sign up vào tài khoản Google hay các tài khoản mạng xã hội
Ví dụ: Tại bất kỳ cửa hàng, nhà ăn, cafe,… bạn phải đăng nhập thông qua tài khoản Facebook hoặc Google nếu muốn kết nối với Wifi free với tốc độ cao. Bạn có thể lựa chọn không đăng nhập nhưng tốc độ wifi cực kỳ chậm. Và dĩ nhiên, người dùng sẽ lựa chọn đăng nhập bởi vì tốc độ sẽ cải thiện nhanh hơn rất nhiều chỉ một thao tác đơn giản, tại sao lại không lựa chọn.
b. Hình thức điền thông tin cá nhân để vào mạng Internet
Ví dụ: Khi bạn truy cập vào mạng không dây miễn phí, sẽ có một biểu mẫu hiện lên yêu cầu bạn điền đầy đủ thông tin như họ và tên, số điện thoại, địa chỉ email,… Việc làm này sẽ rất có ích cho các doanh nghiệp nhằm phục vụ cho các hoạt động marketing sau này.
c. Hình thức hoàn thành bài khảo sát sản phẩm nhỏ
Ví dụ: Bạn sẽ phải hoàn thành nhanh bài khảo sát trắc nghiệm nhỏ của doanh nghiệp đưa ra về sản phẩm. Sau khi hoàn thành, màn hình sẽ hiển thị để bạn “click để vào Internet”.
3. Mục đích kéo traffic vào website
a. Hình thức tự động chuyển người dùng đến với website
Nhằm tăng lượt truy cập vào trang website của mình, hình thức Wifi marketing được nhiều doanh nghiệp áp dụng để kéo khách hàng “thăm quan” website mình. Khách hàng muốn truy cập vào vào wifi phải click nút truy cập hoặc đăng nhập để kết nối. Sau khi hoàn thành thao tác và kết nối được Internet, hệ thống sẽ tự động chuyển bạn tới trang website của doanh nghiệp.
Việc Wifi Marketing này có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tăng traffic cho website. Bên cạnh đó, những trang web đầu tư mảng làm SEO thì nó hỗ trợ quá trình lên Top Google nhanh hơn. Bởi vì một trong những điều kiện giúp từ khóa nhanh chóng lên top chính là traffic, càng có nhiều lượt truy cập, bài viết càng dễ lên top. Ngoài ra, áp dụng wifi marketing để dẫn khách hàng vào landing page là một tín hiệu tốt để Google nhận dạng và index nhanh hơn.
Bạn có thể tìm hiểu thêm: Dịch vụ viết bài chuẩn SEO chăm sóc website
IV. Wifi Marketing mang lại lợi ích gì cho khách hàng và doanh nghiệp
Đâu phải đơn giản mà khách hàng dễ dàng cung cấp thông tin miễn phí cho doanh nghiệp, cũng không phải ngẫu nhiên mà doanh nghiệp lại bỏ ra một khoản chi phí để cung cấp wifi miễn phí cho khách hàng sử dụng. Bởi đằng sau hình thức Wifi Marketing đều mang lại những giá trị hữu ích cho cả khách hàng và doanh nghiệp.
1. Lợi ích của khách hàng
a. Thuận tiện trong việc mua sắm cho khách hàng
Phần đông khách hàng đến cửa hàng mua sắm đều có xu hướng tìm lại sản phẩm mình muốn mua ở website nhằm so sánh xem giá cả có chênh lệch hay sản phẩm có đúng với sản phẩm mình muốn mua không. Vì lý do này nên với những cửa hàng đều cung cấp wifi miễn phí để giúp khách tiết kiệm được việc sử dụng dữ liệu di động để truy cập, giúp khách hàng thuận tiện hơn trong việc mua sắm.
b. Nâng cao trải nghiệm khách hàng
Hiểu được tâm lý khách hàng nên việc nâng cao chất lượng phục vụ sẽ khiến khách hàng hài lòng và thích thú hơn khi mua sắm. Với nhu cầu sử dụng wifi khi mua sắm ngày càng cao nên việc áp dụng Wifi Marketing sẽ là một lợi thế vì khách hàng không cảm thấy khó chịu bởi họ không cần phải đi hỏi mật khẩu từ nhân viên.
Bên cạnh đó, gần 62% doanh nghiệp cho biết trải nghiệm của khách hàng tăng cao khi cửa hàng sử dụng Wifi Marketing. Khách hàng sẽ ở lại lâu hơn nhờ có wifi phục vụ trong việc mua sắm. Đồng thời, khách hàng sẽ có những trải nghiệm mới lạ khi không cần đăng nhập password để truy cập vào được Wifi.
2. Lợi ích cho doanh nghiệp
a. Nâng cao độ nhận diện thương hiệu
Hình thức Wifi Marketing bằng hình ảnh, video bắt mắt hay giới thiệu về doanh nghiệp sẽ giúp khách hàng nhớ về thương hiệu bạn xây dựng lâu hơn. Bởi để truy cập được vào wifi, khách hàng bắt buộc phải xem hết những thông tin này. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tận dụng việc chạy quảng cáo bằng Wifi Marketing để khéo léo lồng ghép những chương trình, sự kiện hấp dẫn để tạo dấu ấn với khách hàng, gợi nhớ lâu hơn về doanh nghiệp.
b. Tiếp cận thông tin khách hàng một cách dễ dàng
Với tâm lý chỉ cần bỏ vài phút để hoàn thành những thông tin cá nhân thay vì tốn phí để sử dụng dữ liệu, người dùng sẵn sàng cung cấp những thông tin cá nhân để yêu cầu truy cập Wifi Marketing. Chính nhờ đòn tâm lý này đã giúp doanh nghiệp thu được thông tin người dùng dễ dàng hơn bao giờ hết với hình thức quảng cáo Data Form hay kết nối với mạng xã hội. Từ đó có được tệp khách hàng tiềm năng để nuôi dưỡng lâu dài, duy trì mối quan hệ qua email, điện thoại,…
c. Thấu hiểu được những kỳ vọng của khách hàng
Với tiếp thị sản phẩm bằng Wifi Marketing, doanh nghiệp sẽ tiến hành nhiều cuộc khảo sát ngắn gọn nhằm biết được nhu cầu, cảm nhận gì về dịch vụ của doanh nghiệp. Từ đó giữ chân khách trung thành lâu dài với thương hiệu mình. Thông qua việc theo dõi khảo sát khách hàng, chủ doanh nghiệp có thể theo dõi profile, thói quen tiêu dùng của khách hàng, từ đó có những chiến lược truyền thông hiệu quả và nâng cao sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mình.
d. Doanh thu sản phẩm tăng nhanh
Khi khách hàng cũng như doanh nghiệp thu được lợi ích thông qua hình thức Wifi Marketing thì việc tăng doanh thu không còn khó khăn. Doanh nghiệp hiểu được khách hàng để đáp ứng phù hợp, khách hàng cảm nhận được chất lượng sản phẩm, dịch vụ tốt hơn giúp thúc đẩy quá trình mua hàng diễn ra nhanh hơn.
Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích! Đừng quên theo dõi fanpage WISE Business và group GIÀU LÊN NHỜ MARKETING để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị mỗi ngày nhé!
đến từ chuyên gia hàng đầu
"Hãy like và share nếu thấy bài viết hữu ích. Sự ủng hộ của bạn sẽ giúp chúng tôi có thêm động lực sản xuất nhiều kiến thức giá trị hơn"

Đình Long
Bài viết liên quan

CHURN RATE LÀ GÌ? CÔNG THỨC TÍNH CUSTOMER CHURN CHÍNH XÁC NHẤT
5/5 – (2 bình chọn) Trên thực tế, Churn rate là một trong những thước đo quan trọng nhất mà các doanh nhân cần theo dõi. Tuy nhiên đây lại

CPL LÀ GÌ? TẦM QUAN TRỌNG CỦA CPL TRONG DOANH NGHIỆP
5/5 – (2 bình chọn) Khi thực hiện kế hoạch truyền thông Marketing, các Marketer cần chú ý trong việc đo lường hiệu quả tiếp thị. Cách đo lường bằng

CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA ZARA- NGUYÊN TẮC VÀNG TẠO NÊN KHÁC BIỆT
4.7/5 – (3 bình chọn) Chiến lược marketing của Zara có gì đặc biệt? Zara từ trước đến nay đã định vị trong lòng người tiêu dùng với thương hiệu

INBOUND MARKETING LÀ GÌ? CÁCH PHÂN BIỆT INBOUND VÀ OUTBOUND
4.6/5 – (5 bình chọn) Trong kỷ nguyên kỹ thuật số ngày nay, các doanh nghiệp đang áp dụng các chiến lược marketing lấy khách hàng làm trung tâm để

OUTBOUND MARKETING LÀ GÌ | LÝ GIẢI SỰ CHUYỂN MÌNH GIỮA OUTBOUND & INBOUND
5/5 – (2 bình chọn) Trong bối cảnh kinh doanh không ngừng phát triển ngày nay, các chiến lược Marketing hiệu quả là điều cần thiết để thu hút sự

CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA VINFAST – SỰ THỊNH VƯỢNG TỪ LÒNG TỰ TÔN DÂN TỘC
5/5 – (2 bình chọn) Vinfast thuộc Vingroup, công ty tư nhân lớn nhất Việt Nam và là một trong những tập đoàn công nghệ, công nghiệp và dịch vụ