URL LÀ GÌ? 12 MẸO TẠO URL THÂN THIỆN TRONG SEO HIỆU QUẢ NHẤT

Share on facebook
Share on linkedin
Share on twitter
Share on pinterest
5/5 - (3 bình chọn)

URL trong SEO là gì? Và vì sao cần phải tối ưu URL để phù hợp chuẩn SEO? Đây đều là những thắc mắc của các bạn khi mới tìm hiểu cách làm SEO, đồng thời, làm thế nào để tạo URL thân thiện cũng điều kiện cần đáp ứng trong ngành Digital Marketing. 

Trong bài viết sau đây, WISE Business sẽ nói cho bạn biết kiến thức tổng quan về URL cũng như làm thế nào để thiết kế một URL chuẩn SEO để tối ưu nhất.

url-la-gi

I. URL là gì?

URL (Uniform Resource Locator) là một phương tiện để người dùng có thể sử dụng truy cập đến các tài nguyên trên mạng Internet. Tất cả hiển thị mọi thứ trên Internet đều có một địa chỉ của riêng của mình. Cái đó được gọi là URL hoặc đường dẫn URL.

URL có khả năng tạo ra sự liên kết rất lớn giữa các website lại với nhau. Bên cạnh đó, nó còn được dùng thay cho địa chỉ IP để máy tính liên hệ với server (máy chủ). Đây có thể nói là yếu tố khá quan trọng và cần được chú trọng đối với những người thực hiện quản lý website cho các đơn vị hiện nay.

II. Cấu trúc URL trong SEO

Cấu trúc của một URL bao gồm các phần:

  • Giao thức
  • World Wide Web (www)
  • Tên miền
  • Cổng giao tiếp

Những yếu tố trên sẽ cấu thành một URL chuẩn. Tuy nhiên, người ta thường sẽ phân nó thành 2 phần chính đó là Schema và Authority. Thông tin cụ thể về 2 phần bao gồm:

url-la-gi

1. Schema

Schema là phần mở đầu của URL, nó kết thúc trước dấu “:”, Schema được hiểu là nội dung giao thức, nó biểu thị phương thức giao tiếp của trình duyệt và server. Ta sẽ có 3 giao thức chính là http, https, ftp

  • Http: là giao thức truyền tải siêu văn bản. Nó là giao thức cơ bản nhất của đường dẫn URL.
  • Https: Cũng giống như giao thức Http nhưng nó có thêm chức năng mã hóa dữ liệu trong khi truyền tải chúng (thường website kinh doanh sẽ dùng dạng này nhiều).
  • Ftp là giao thức chuyển đổi file giữa trình duyệt và Server (máy chủ).

2. Authority

Authority chính là phần phía sau dấu “:”, phần còn lại sẽ chứa nhiều phần nhỏ khác trong cấu trúc đã nêu ở trên. Ngoài ra, Authority còn được gọi là hostname với các phần cấu thành là tên miền phụ + tên miền chính.

  • Tên miền phụ (Subdomain) : Có thể có nhiều phần trong một đường dẫn.
  • Tên miền chính (Top-Level Domain) : Có các đuôi như .com, .net, .gov,… Đây là 3 tên miền có đuôi phổ biến nhất trên thế giới. Mỗi quốc gia đều có tên miền cấp cao nhất của riêng mình chẳng hạn ở Việt Nam chúng ta có tên miền .vn

3. Port

Cổng kỹ thuật “Port” là được sử dụng để truy cập các tài nguyên trên Web Server. Port thường bị bỏ qua nếu Web Server sử dụng các Port tiêu chuẩn của Protocol HTTP (80 cho http và 443 cho https) để cấp quyền truy cập vào tài nguyên của nó. Nếu không thì trong trường hợp này Port là bắt buộc.

4. Path

Path là phần bắt đầu từ dấu gạch chéo. Chúng thể hiện phân chia giữa thư mục, thư mục con. Có nghĩa là path sẽ dẫn bạn đến chính xác thư mục hoặc file nào đó trên Server.

5. Parameter

Parameter là tham số bổ sung được cung cấp cho web server. Các tham số là tập hợp các bộ key/value được phân tách bằng ký tự &. Web server có thể sử dụng các tham số này để thực hiện các công việc bổ sung trước khi trả về tài nguyên hiển thị trên trình duyệt. Mỗi web server có các quy tắc riêng về các tham số và cách duy nhất để biết một web server cụ thể có đang xử lý các tham số hay không là hỏi chủ sở hữu web server đó.

6. Query

Query không phải là thành phần thuộc cấu trúc URL cố định. Query bắt đầu từ dấu chấm hỏi theo sau đường dẫn và nội dung truy vấn, nó được sử dụng nhiều trong tìm kiếm là chính.

7. Fragment

Fragment là phần cuối cùng của một URL, được bắt đầu từ dấu # và được dùng để định vị cụ thể của trang web.

Lưu ý: Có một số thành phần và quy tắc bổ sung trong cấu trúc URL (như: user, password,…), nhưng chúng không thực sự cần thiết, hoặc không quá thân thiện cho người dùng và nhà phát triển Web. Đừng lo lắng về điều này, bạn thực sự không cần biết đến sự tồn tại của chúng mà vẫn có thể xây dựng cấu trúc URL với đầy đủ chức năng nhất.

Có thể hình dung URL giống như một địa chỉ để gửi đơn hàng bằng bưu điện:

  • Protocol đại diện cho dịch vụ bưu chính
  • Domain Name là thành phố hoặc tỉnh thành
  • Port giống như mã zip
  • Path đại diện cho nơi đơn hàng của bạn sẽ được giao, gồm: Số nhà, Tên đường, Khu phố (Thôn), Phường (Xã), Quận (Huyện).
  • Các Parameter thể hiện thông tin phụ như số căn hộ trong một tòa nhà.
  • Và cuối cùng, Anchor đại diện cho người mà bạn gửi đơn hàng.
nhận tư vấn
WISE BUSINESS

III. Phân loại URL

1. URL động:

URL động là URL được tạo bởi máy chủ hoặc hệ thống quản lý nội dung và không dễ nhớ. Chúng được tạo ra, vì máy chủ hoặc CMS không biết gọi mỗi trang là gì. Bạn thường có thể phát hiện các URL động bằng cách tìm kiếm các ký tự như: ? = &.

Ví dụ: https://wisebusiness.edu.vn/local-seo/?preview_id=40975

2. URL tĩnh:

URL tĩnh là URL không thay đổi và không chứa bất kỳ tham số nào. Ví dụ: https://wisebusiness.edu.vn/local-seo

Một số ưu điểm khác của URL tĩnh là tỷ lệ click trong SERPS cao, dễ sử dụng, dễ nhớ. Điều này luôn tốt cho việc xây dựng thương hiệu.

Vì vậy, sự khác biệt chính là URL động không mang lại cho bạn giá trị tương tự về xếp hạng trên trang kết quả tìm kiếm hoặc khả năng sử dụng mà URL tĩnh mang đến và tối ưu hóa từ khóa. Bạn nên hiển thị mỗi trang trên website một thông tin duy nhất so với các trang còn lại. Bạn cần một URL tĩnh riêng biệt để giúp cả người dùng và công cụ tìm kiếm không phải bối rối để hiểu được nội dung của từng trang.

IV. Tại sao URL lại quan trọng trong SEO?

1. Cải thiện trải nghiệm người dùng

Một URL được xây dựng tốt cung cấp cho cả người dùng và công cụ tìm kiếm thông tin dễ hiểu về nội dung của trang đích. Ngay cả khi Title Tag của trang này bị ẩn, thì URL mà người dùng đọc được vẫn hiểu được chủ đề mà bài viết xoay quanh.

Chú ý: Google ngày càng có xu hướng thay thế URL trong kết quả tìm kiếm bằng tên website và đường dẫn breadcrumb. Điều này thường xuất hiện trên các thiết bị di động.

2. Tăng thứ hạng website nhanh chóng

URL là một yếu tố xếp hạng nhỏ mà công cụ tìm kiếm sử dụng để xác định mức độ liên quan của một trang cụ thể với truy vấn tìm kiếm. Mặc dù URL có sức mạnh yếu hơn tên miền tổng thể, nhưng việc sử dụng từ khóa trong URL có thể đóng vai trò như một yếu tố xếp hạng quan trọng trong SEO.

3. Liên kết

Tóm lại, URL ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ có thể đóng vai trò là anchor text của chính nó khi được trích nguồn và chia sẻ trên các diễn đàn, blog, mạng xã hội hoặc các nền tảng trực tuyến khác. Đến đây, cũng có thể thấy rằng URL một trong những yếu tố cơ bản nhất của SEO Onpage và là một trong những yếu tố xếp hạng quan trọng. Vì vậy, tối ưu hóa URL là việc cần phải thực hiện. 

V. 12 Cách tạo URL thân thiện với SEO

1. Chọn một miền cấp cao nhất

Infographic từ Search Engine Land bao gồm các thông tin chi tiết của cấu trúc URL thân thiện. Họ chỉ ra là sử dụng miền cấp cao (TLD) thường là cách tốt nhất. Điều này có nghĩa là bạn nên sử dụng miền “.com” thay vì “.biz”, “.pro,” “.tel,”… Trên thực tế, TLD không ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng. Nhưng những gì quen thuộc với người dùng sẽ là tăng niềm tin cho người dùng. Khi mọi người tin tưởng miền của bạn, nó sẽ tác động tích cực đến SEO tổng thể. 

2. HTTPS là lý tưởng

Bảo mật trực tuyến là một vấn đề lớn hiện nay. Với tình trạng trộm cắp danh tính đang gia tăng, người sử dụng Internet muốn biết rằng mình đang sử dụng kết nối an toàn. Thì nên sử dụng HTTPS thay vì HTTP. HTTPS. Điều này có nghĩa là thông tin trên một website được mã hóa, nâng cao tính bảo mật đáng kể.

Theo Searchmetrics: “HTTPS đang trở nên phù hợp hơn và thậm chí là một tín hiệu xếp hạng cho Google. Mã hóa chủ yếu quan trọng đối với các website có quy trình mua hàng hoặc thông tin khách hàng nhạy cảm để tăng độ tin cậy và tỷ lệ chuyển đổi ”.

url-la-gi

3. Chiều dài URL

URL ngắn có xu hướng xếp hạng tốt hơn so với URL dài. Và lưu ý rằng ở vị trí số 1 có URL với khoảng 50 ký tự. Nhưng nếu chuyển xuống vị trí số 10, URL sẽ là 62 ký tự. Vì vậy, đâu đó khoảng 50-60 ký tự là một con số khá tốt. Nếu bạn vượt xa hơn (giả sử hơn 80 ký tự), điều này có thể có tác động tiêu cực đến xếp hạng.

4. Nên sử dụng bao nhiêu từ cho URL?

Nên sử dụng khoảng 3 đến 5 từ cho mỗi URL. Vì nó đơn giản và cung cấp cho người dùng một ý tưởng khá rõ ràng về nội dung. Theo một cuộc phỏng vấn với Matt Cutts: “Điểm mấu chốt là bạn muốn cô đọng bản chất của nội dung thành khoảng ba đến năm từ và cố gắng sử dụng tối đa 60 ký tự. Nếu bạn thực hiện công thức này một cách nhất quán, chiến lược tối ưu URL sẽ tốt hơn.”

5. Dễ hiểu

Một URL được xây dựng tốt là cung cấp cho cả người dùng và công cụ tìm kiếm một manh mối dễ hiểu về nội dung của trang đích. Giả sử, ai đó trỏ backlink đến một trong các bài viết của bạn. Mặc dù họ có thể thay thế URL trần bằng Anchor Text, như “những chú cún dễ thương dưới cầu vồng”. Nhưng, nhiều khả năng URL vẫn được giữ ở dạng link trần.

Nếu link trần có tính dễ hiểu như: http://mydomain.com/cun-con-de-thuong-duoi-cau-vong

Nhưng nếu URL xấu xí và dài ngoằng như:

http://cdn07.mydomain.cc/9rf7e2/i?HXID+iaj34089jgt30hgqa3&qry=f#loaddelay.

Thì sẽ không cung cấp manh mối nào về nội dung cho người dùng. Vì vậy, vấn đề ở đây là sự đơn giản và rõ ràng. Đó là những gì cần hướng tới khi tạo URL.

url-la-gi

6. Sử dụng dấu gạch ngang, không phải dấu gạch dưới

Khi nói đến việc đặt dấu cách giữa các từ, bạn có hai lựa chọn chính: sử dụng dấu gạch ngang “-” hoặc dấu gạch dưới “_”. Vậy đâu là sự lựa chọn tốt nhất? Đó là điều không cần phải bàn cãi. Luôn sử dụng dấu gạch ngang “-“. Đây là điều mà Google thích, nên hãy yên tâm vì đó là lựa chọn tốt nhất.

7. Sử dụng chữ thường

Bạn có biết tại sao phải luôn luôn đặt URL bằng những chữ cái thường? Vì sử dụng chữ hoa có thể dẫn đến chuyển hướng hoặc lỗi 404 trên một số máy chủ nhất định.

8. Stop words

Stop words là gì? Chúng là những từ như:

  • một
  • hoặc là
  • nhưng

Về cơ bản, đây là những từ “phụ” kết nối những từ cần thiết là xương sống của URL. Trong một thời gian dài, stop words được nhiều người làm SEO xem như một lỗi không thể chấp nhận. Các stop words về cơ bản bị các công cụ tìm kiếm bỏ qua và không mang bất kỳ giá trị nào như một yếu tố xếp hạng. 

9. Sử dụng các ký tự “an toàn”

Không việc gì phải lo lắng khi sử dụng các ký tự an toàn trong URL. Nhưng nên tránh xa trước những ký tự không an toàn. Lý do là vì chúng có thể tạo ra các vấn đề về hiển thị trên trình duyệt, tạo ra các rắc rối không đáng có về tính hữu dụng.

url-la-gi

10. Sử dụng tối đa hai thư mục cho mỗi URL

Điều này làm cho URL của bạn hấp dẫn hơn và các công cụ tìm kiếm dễ dàng giải mã ý nghĩa hơn.

11. Nhắm mục tiêu 1-2 từ khóa

Nên đưa từ khóa vào URL. Theo quan điểm của người dùng, từ khóa phục vụ một mục đích rất quan trọng. Nó cho phép URL đóng vai trò là một Anchor Text dạng link trần khi nội dung của bạn được sao chép mà không trích nguồn ở dạng Anchor Text từ khóa.

Bằng cách này, mọi người có thể biết ngay nội dung của bạn nói về cái gì trong nháy mắt bất kể họ tìm thấy liên kết ở đâu. Ngay cả khi không có anchor text. Điều này giúp loại bỏ phỏng đoán và sẽ khuyến khích nhiều người chắc chắn click vào liên kết.

12. Tránh lặp lại từ khóa

Không nên lặp lại các từ khóa (hoặc bất kỳ từ nào cho vấn đề đó) trong một URL. Việc lặp lại là vô nghĩa bởi vì Google sẽ không thưởng cho bạn khi sử dụng một từ khóa xuất hiện nhiều lần. Trên thực tế, đây có thể được coi là một hình thức thao túng, rõ ràng là không tốt. Hơn thế nữa, nó có thể sẽ làm cho nội dung của bạn trông như là spam, hoặc ít nhất, làm giảm uy tín trong mắt người dùng và cỗ máy tìm kiếm.

Hy vọng qua bài viết này sẽ cho bạn có cái nhìn tổng quan hơn về URL và tầm quan trọng của URL trong SEO. Đừng quên theo dõi fanpage WISE Business và group GIÀU LÊN NHỜ MARKETING để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích mỗi ngày!

Học IELTS online
Học IELTS online

Khóa học Marketing thực chiến

đến từ chuyên gia hàng đầu

"Hãy like và share nếu thấy bài viết hữu ích. Sự ủng hộ của bạn sẽ giúp chúng tôi có thêm động lực sản xuất nhiều kiến thức giá trị hơn"

Đình Long

Đình Long

Xin chào, tôi là Đình Long, founder của Đình Long Plus. Hiện tại, tôi là một chuyên gia Marketing tại Trường Đào tạo Doanh nhân WISE Business. Tôi có hơn 5 năm kinh nghiệm về lập trình web và hơn 4 năm kinh nghiệm về SEO. Tôi rất vui khi được chia sẻ kiến thức về lập trình web và SEO đến với mọi người.

Bài viết liên quan

EnglishTiếng Việt
0764.290.777
0764290777

Hotline: 0901270888