THẤT BẠI CỦA THƯƠNG HIỆU VERTU VÀ BÀI HỌC CHO CÁC MARKETER
-
Lương Hồng Ngọc
- 04/09/2021
Việc hãng sản xuất điện thoại hạng sang Anh quốc Vertu thất bại đã được các chuyên gia trong ngành cũng như các tổ chức tài chính dự đoán trước khi mà những bức tranh về doanh thu tài chính của hãng trở nên không thể cứu vãn được sau nhiều lần đổi chủ mà vẫn không đem lại sự khởi sắc nào.
WISE BUSINESS
1. Thất bại của Vertu
Theo tờ Telegraph, Vertu nợ đến 128 triệu bảng Anh nhưng khả năng chi trả của họ chỉ có 1.9 triệu bảng ( tầm 2.4 triệu USD) thôi. Việc này cho thấy sự thất bại trong việc đàm phán với những chủ nợ, khi mà họ đã không còn niềm tin nơi hãng điện thoại sang chảnh này.
Để đến ngày 14.7.2017, Vertu tuyên bố đóng cửa nhà máy sản xuất sau 16 năm đồng hành và cho ra đời rất nhiều kiệt tác hàng đầu về độ tinh xảo cũng như xa xỉ bậc nhất thế giới, khiến hơn 200 nhân viên mất việc làm.
2. Những giá trị tinh túy Vertu mang lại
Được mệnh danh là gã nhà giàu thích “chơi ngông” nhưng sau đó lại thất bại bởi chính sự khác biệt khi luôn tin vào sứ mệnh: “Nếu tiền không phải là giới hạn thì điện thoại có thể “chất” tới đâu?”. Bất kể chiếc điện thoại Vertu nào cũng được hãng chế tác từ những chất liệu tinh túy nhất xuất hiện trên Trái đất này dưới những bàn tay của những nghệ nhân hàng đầu.
Có lần họ đã phải mất tới 4 năm với 8 kỹ sư làm việc miệt mài để cho ra mẫu Vertu Signature sang chảnh mà bất kỳ dân chơi nào cũng phải thèm thuồng, đủ thấy sự tỉ mỉ, chỉnh chu tới mức “tốn kém” nguồn lực của họ như thế nào cho một sản phẩm. Mặc dù chính việc “tốn kém” ấy khiến giá của một chiếc Vertu rất cao từ vài nghìn đến vài chục nghìn USD.
3. Đi ngược lại với xu thế hiện nay
Việc đi vào những thị trường ngách như vậy khiến cho “gã tài phiệt” Vertu lộ ra điểm yếu chí mạng là không chịu thay đổi theo xu hướng thị trường và nhu cầu khách hàng. Khi mà những chiếc smartphone đang ngày càng hiện đại và nâng cao sự sang chảnh chẳng kém cạnh.
Và thực sự để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng thời kỳ công nghệ, internet bùng nổ như hiện nay thì những cố gắng của Vertu là thực sự chưa đủ. Bởi thứ mà người dùng hiện này cần lại là sự tiện ích, thân thiện của hệ điều hành để dễ dàng kết nối với một lượng thông tin đồ sộ từ các ứng dụng trên điện thoại di động hiện nay.
Để mà những khách hàng mục tiêu của Vertu là giới thượng lưu, doanh nhân thành đạt cũng dần quay lưng với họ và chuyển dần sang dùng những mẫu smartphone sang chảnh như các mẫu mới của Apple hay Samsung, để đáp ứng những nhu cầu công việc cần nhiều sự kết nối nhanh chóng, tiện lợi với hệ điều hành mượt mà hơn.
Những tôn chỉ của sự sáng tạo hiện nay mà nhiều doanh nghiệp muốn hướng tới đó là:”Khác biệt hay là chết”: nhưng với Vertu thì họ là chết vì quá khác biệt! Thật trớ trêu!.
Hãng điện thoại hạng sang Anh quốc không sai khi muốn mang lại cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất khi cầm trên tay những thứ có thể được gọi là kiệt tác điện thoại. Nhưng họ lại sai vì cứ mãi “không chịu trưởng thành” để giữ lại những thứ không còn phù hợp với xu thế thông minh như hiện tại.
Sự khác biệt có thể khiến bạn trở nên vĩ đại, nhưng cũng có thể khiến bạn trở nên không còn phù hợp với cộng đồng. Bạn không muốn đi theo xu hướng của đám đông?
Vậy thì hãy chắc chắn rằng mình có đủ khả năng để tạo ra xu hướng mới. Còn nếu không, bạn sẽ chỉ tự đào thải chính mình mà thôi. Và Vertu chính là bài học “sống” đầy khắc nghiệt dành cho những doanh nghiệp vẫn muốn đi ngược với đám đông.
Tạm kết
Bài học ở đây cho những marketer hay nói chung cho những doanh nghiệp đang nhìn thấy vấn đề của hãng điện thoại Vertu là gì? Đó là sự khác biệt có thể khiến bạn trở nên vĩ đại, nhưng đôi khi cũng có thể thể khiến bạn không còn phù hợp với nhu cầu khách hàng và xu thế thị trường.
Bởi vì bạn không muốn đi theo đám đám đông, cho nên hãy chắc chắn rằng mình đủ khả năng để tạo ra những điều kỳ diệu mang tính đột phá. Còn không bạn sẽ tự đào thải chính mà và trở thành một trong những Vertu thế hệ tiếp theo mà thôi.
Lối đi ngược với số đông ngoài kia sẽ rất khó khăn và nhiều chông gai đó! Bạn đã sẵn sàng chưa? Hãy để lại ý kiến và cảm nghĩ của mình ở phía dưới để WISE và mọi người cùng thảo luận nhé!
WISE BUSINESS
đến từ chuyên gia hàng đầu
"Hãy like và share nếu thấy bài viết hữu ích. Sự ủng hộ của bạn sẽ giúp chúng tôi có thêm động lực sản xuất nhiều kiến thức giá trị hơn"

Lương Hồng Ngọc
Bài viết liên quan

CHURN RATE LÀ GÌ? CÔNG THỨC TÍNH CUSTOMER CHURN CHÍNH XÁC NHẤT
5/5 – (2 bình chọn) Trên thực tế, Churn rate là một trong những thước đo quan trọng nhất mà các doanh nhân cần theo dõi. Tuy nhiên đây lại

CPL LÀ GÌ? TẦM QUAN TRỌNG CỦA CPL TRONG DOANH NGHIỆP
5/5 – (2 bình chọn) Khi thực hiện kế hoạch truyền thông Marketing, các Marketer cần chú ý trong việc đo lường hiệu quả tiếp thị. Cách đo lường bằng

CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA ZARA- NGUYÊN TẮC VÀNG TẠO NÊN KHÁC BIỆT
4.7/5 – (3 bình chọn) Chiến lược marketing của Zara có gì đặc biệt? Zara từ trước đến nay đã định vị trong lòng người tiêu dùng với thương hiệu

INBOUND MARKETING LÀ GÌ? CÁCH PHÂN BIỆT INBOUND VÀ OUTBOUND
4.6/5 – (5 bình chọn) Trong kỷ nguyên kỹ thuật số ngày nay, các doanh nghiệp đang áp dụng các chiến lược marketing lấy khách hàng làm trung tâm để

OUTBOUND MARKETING LÀ GÌ | LÝ GIẢI SỰ CHUYỂN MÌNH GIỮA OUTBOUND & INBOUND
5/5 – (2 bình chọn) Trong bối cảnh kinh doanh không ngừng phát triển ngày nay, các chiến lược Marketing hiệu quả là điều cần thiết để thu hút sự

CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA VINFAST – SỰ THỊNH VƯỢNG TỪ LÒNG TỰ TÔN DÂN TỘC
5/5 – (2 bình chọn) Vinfast thuộc Vingroup, công ty tư nhân lớn nhất Việt Nam và là một trong những tập đoàn công nghệ, công nghiệp và dịch vụ