TAM GIÁC NĂNG LỰC A.S.K – CÔNG CỤ MẠNH MẼ NHẤT ĐỂ THÂU TÓM NHÂN TÀI
-
Lưu Minh Hiển
- 30/06/2021
Thời đại 4.0, năng lực của nhân sự quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Doanh nghiệp đánh giá đúng được nhân sự thì sẽ phát triển mạnh mẽ, còn nhân viên có 3 loại năng lực này thì sẽ thăng tiến! Chỉ cần biết được tam giác năng lực này, tổ chức của bạn sẽ có thể tồn tại lâu dài và bền vững hơn nữa.
ASK (Attitudes – Skills – Knowledge) Bước vào thời đại mọi lĩnh vực đều hướng đến chuyển đổi số, việc đánh giá năng lực nhân sự không thể chỉ dựa theo cảm tính từ phía của nhà lãnh đạo. Tất cả các quy trình phải được sắp xếp, theo dõi và chấm điểm theo bộ khung đánh giá. Chính vì vậy việc vận dụng mô hình ASK sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng cải thiện và giữ vững chất lượng nhân sự về lâu dài.
ASK (lấy từ các chữ cái đầu trong Attitude – Skill – Knowledge) được biết đến là một mô hình phổ biến trong việc Quản trị nhân sự của các doanh nghiệp vừa và lớn trên toàn cầu. Mô hình này đưa ra các tiêu chuẩn nghề nghiệp cho các vị trí công việc trong doanh nghiệp
Từ những ý tưởng ban đầu của Benjamin Bloom, hiện nay ASK đã được chuẩn hoá thành mô hình đánh giá năng lực nhân sự đầy đủ với 3 nhóm nội dung chính:
I. Kiến thức (Knowledge) – Tam giác năng lực ASK
Là tất cả những hiểu biết được áp dụng vào công việc. Những kiến thức này không nhất thiết phải có trên sách vở, mà còn được tích lũy trong quá trình làm việc và giao tiếp. Vì thế, ngày nay không nên chỉ đánh giá nhân sự dựa trên bằng cấp.
Có 5 mức độ đánh giá như sau:
- Hiểu biết thấu đáo (A thorough understanding): Nhân viên hiểu về toàn bộ nội dung đào tạo và có thể dẫn giảng cho người khác.
- Hiểu biết tốt (A good understanding): Nhân viên có thể đưa ra câu trả lời hoàn chỉnh về cái gì, tạo sao, khi nào và như thế nào.
- Hiểu biết cơ bản (Basic understanding): Nhân viên có thể trả lời câu hỏi về cái gì, tạo sao, khi nào và như thế nào nhưng không cụ thể.
- Một hoặc hai ý tưởng (One or two ideas): Nhân viên có một chút kiến thức nhưng không thể giải thích được vấn đề
- Không có kiến thức (No knowledge): Nhân viên dường như không có kiến thức về chủ đề.
II.Kỹ năng (Skill) – Tam giác năng lực ASK
Là khả năng biến kiến thức có được thành hành động cụ thể, hành vi thực tế trong quá trình làm việc của cá nhân.
Đối với Skill (Kỹ năng): Có 5 mức độ đánh giá như sau:
- Kỹ thuật cao (Highly skilled): Nhân viên thể hiện những kỹ năng xuất sắc, không gây ra lỗi đáng kể và có thể thực hiện công việc gần như không cần suy nghĩ.
- Thành thạo (Proficient): Nhân viên có thể dễ dàng thực hiện yêu cầu công việc.
- Thực hành (Practised)
- Đang tiến triển (Developing): Nhân viên bắt đầu học và phát triển kỹ năng.
- Khởi đầu (Beginner): Nhân viên vẫn chưa bước qua giai đoạn nhập môn.
III. Phẩm chất/Thái độ (Attitude) – Tam giác năng lực ASK
Là quan điểm, quan niệm về giá trị, thế giới quan, suy nghĩ, tình cảm, ứng xử của cá nhân ấy với công việc đang đảm nhận. Đây là phần chìm nằm trong tính cách mỗi người. Vì thế, rất khó để nhà quản lý nhân sự có thể phán đoán chính xác.
Đối với Attitude (Thái độ/Phẩm chất): Có 5 mức độ đánh giá như sau:
- Hoàn toàn tập trung (Completely focussed): Nhân viên hoàn toàn bị cuốn hút vào quá trình đào tạo và sẵn sàng tìm hiểu để mở rộng hiểu biết.
- Quyết tâm (Determined): Nhân viên quyết tâm học hỏi và tập trung vào việc tiến bộ.
- Quan tâm (Interested): Nhân viên quan tâm đến việc đào tạo và đang cố gắng cải thiện kỹ năng, kiến thức.
- Bình thường (Casual): Nhân viên không thực sự quan tâm đến quá việc đào tạo.
- Không quan tâm (Uninterested): Không có dấu hiệu nào cho rằng nhân viên thực sự quan tâm đến chủ đề đào tạo.
Dựa trên mô hình A.S.K, mỗi doanh nghiệp sẽ xây dựng một bộ từ điển năng lực phù hợp, thái độ làm việc với văn hóa và định hướng phát triển chung. Từ đó, với mỗi vị trí đặc thù, bộ phận nhân sự sẽ lựa chọn ra người có Thái độ – Kỹ năng – Kiến thức có liên quan nhất để xây dựng khung năng lực cụ thể.
Hơn nữa, một bộ từ điển năng lực được xây dựng trên mô hình A.S.K sẽ là công cụ hỗ trợ lâu dài trong việc quản trị nhân sự doanh nghiệp.
Một bộ từ điển năng lực được xây dựng trên mô hình ASK sẽ là công cụ hỗ trợ lâu dài trong việc quản trị nhân sự doanh nghiệp. Bởi lẽ nó đồng hành cùng bộ phận tuyển dụng trong suốt quá trình tuyển dụng từ sàng lọc CV ứng viên cho đến khi nhân viên nghỉ việc.
Bên cạnh đó, nhân viên muốn phát triển cũng không nên bỏ qua tam giác năng lực này. Mỗi người sẽ tự nhận biết được điểm mạnh, điểm yếu để phát huy và khắc phục hơn rồi từ đó học hỏi để hoàn thiện và phát triển thêm trên con đường sự nghiệp của mình.
Chính vì thế, WISE luôn ưu tiên phát triển và đánh năng lực tất cả nhân viên để tạo cơ hội cho từng cá nhân sẽ trở thành bản thể xuất sắc nhân của chính mình.
Nếu muốn trải nghiệm văn hóa phát triểN, bạn chần chờ gì mà không THEO DÕI WISE Business và LIKE FANPAGE ngay để cập nhật các bài đăng thú vị mới nhất nhé !
Ứng tuyển ngay
"Hãy like và share nếu thấy bài viết hữu ích. Sự ủng hộ của bạn sẽ giúp chúng tôi có thêm động lực sản xuất nhiều kiến thức giá trị hơn"

Lưu Minh Hiển
Bài viết liên quan

Đào tạo CEO tốt nhất năm 2023: Top 3 trung tâm không nên bỏ qua
Đánh giá bài viết Nội dung bài viếtI. Kiến thức (Knowledge) – Tam giác năng lực ASKII.Kỹ năng (Skill) – Tam giác năng lực ASKIII. Phẩm chất/Thái độ (Attitude) –

Khóa học CEO lộ trình trở thành một nhà lãnh đạo toàn năng
5/5 – (3 bình chọn) Thời đại số 4.0 mở ra cuộc cách mạng công nghệ cao, các doanh nghiệp công ty thi nhau chạy đua về công nghệ đổi

7 THÁCH THỨC CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO PHẢI ĐỐI MẶT
Đánh giá bài viết Thách thức các nhà lãnh đạo phải đối mặt là những khó khăn như: KPI, quản lý đội ngũ nhân viên, phải thực hiện tất cả

CÁI HAY CỦA OKRs NẰM Ở ĐÂU? (PHẦN 2)
Đánh giá bài viết Gần đây, đa số các doanh nghiệp đang có nhu cầu tìm hiểu về cách triển khai cũng như kinh nghiệm xây dựng OKRs. Và sắp

CÁI HAY CỦA OKRs NẰM Ở ĐÂU? (PHẦN 1)
Đánh giá bài viết Dạo hôm nay gặp một số doanh nghiệp hỏi kinh nghiệm xây dựng OKRs trong đội ngũ. Sắp tới được anh Mai Xuân Đạt mời nói

OKRs SẼ KHÔNG HOẠT ĐỘNG ĐƯỢC NẾU THIẾU ĐIỀU NÀY
5/5 – (1 bình chọn) “OKRs sẽ không hoạt động được nếu chúng ta thiếu mô hình quản trị hiệu suất mà chỉ phó thác kết quả và chờ đợi