SPOTIFY ĐÃ THAY ĐỔI CÁCH MỌI NGƯỜI NGHE NHẠC NHƯ THẾ NÀO?
-
Lương Hồng Ngọc
- 13/01/2022
Spotify – ứng dụng nghe nhạc trực tuyến dẫn đầu thị trường với 299 triệu người đăng ký trên 92 Quốc gia và chiếm 35% thị phần và gần gấp 2 lần đối thủ đứng thứ 2 là Apple Music với 19%. Spotify đã vươn mình trở thành doanh nghiệp có doanh thu tỷ đô như thế nào và họ đã thay đổi cách chúng ta nghe nhạc ra sao? Hãy cùng WISE Business nghiên cứu ngay bài viết dưới đây nhé!
I. Bối cảnh
Vào những năm đầu của thế kỷ 21, ngành công nghiệp âm nhạc có rất nhiều điểm khác biệt so với ngày nay. Sự phát triển của định dạng mp3 trở thành phương tiện để lưu trữ âm thanh dưới dạng nén trên máy tính cá nhân. Dù vậy, điều này vẫn không thể cứu vớt được ngành công nghiệp âm nhạc đang vấp phải nhiều khó khăn – doanh số bán đĩa CD hay các album giảm liên tục trong vài năm qua và chính các hãng thu âm cũng không có nhiều ý tưởng mới để phát triển các sản phẩm của mình
Trong thời điểm này, Napster nổi lên như một đối thủ đáng gờm trong lĩnh vực phát nhạc trực tuyến. Đây là công ty tiên phong cho các nền tảng chia sẻ âm nhạc miễn phí giữa các người dùng. Nhưng Napster vẫn vướng phải tranh cãi về vấn đề vi phạm bản quyền âm nhạc dẫn đến việc nền tảng này đã bị “gục ngã’ khi các “ông lớn” trong ngành đâm đơn kiện. Cùng lúc đó thì những vấn đề như: mất quá lâu để tải xuống một bài hát, khi tải về dễ nhiễm Virus và các phần mềm độc hại,…khiến cho Napster không thể lường trước được.
Nhận thấy được sự phát triển của các thiết bị di động cũng như là lỗ hổng khi người tiêu dùng nghe nhạc trực tuyến – nghe được trên các thiết bị máy tính. Daniel Ek và Martin Lorentzon – 2 founder của Spotify đã lên ý tưởng cho một ứng dụng nghe nhạc có thể nghe trên cả trên các thiết bị di động hay máy tính – Spotify. Khi đánh giá nguồn lực công ty họ nhận ra rằng cách duy nhất để người dùng vui vẻ trả 10$ cho một tháng khi sử dụng ứng dụng thì Spotify sẽ cung cấp nhạc với âm thanh chất lượng cao, không cần tải xuống và hoàn toàn hợp pháp. Đây chính là yếu tố cơ bản dẫn đến sự thành công của Spotify.
Xem thêm: Dịch vụ phòng marketing thuê ngoài
II. Lịch sử phát triển sản phẩm theo từng giai đoạn
1. Giai đoạn 2006 – 2008: Học hỏi thất bại của Napster và chiến lược Product – Market Fit
Trong thời gian đầu của công ty, Spotify đã theo đuổi chiến lược tiếp cận thị trường phù hợp của sản phẩm bằng cách tìm ra nhóm đối tượng khách hàng có nhu cầu mà sản phẩm có khả năng thỏa mãn bằng những tính năng đem lại.
Liên hệ với các Blogger âm nhạc có sức ảnh hưởng tại Thụy Sỹ để và mời họ dùng thử bản Beta.
Và chỉ trong thời gian ngắn, tin tức về một nền tảng âm nhạc chất lượng cao đã lan truyền rộng rãi trong cộng đồng yêu âm nhạc và từ đó kết quả kinh doanh của công ty đã có sự tăng trưởng và phát triển. Khác với các công ty khởi nghiệp khác, Spotify không chọn cách mở rộng quy mô để phát triển công ty, họ hướng sự tập trung vào kế hoạch và quản lý tăng trưởng người dùng ổn định, duy trì sự tập trung và phát triển của sản phẩm.
Đàm phán với các hãng thu khác về các hợp đồng pháp lý bản quyền
Vào giai đoạn năm 2008, doanh thu lao xuống “không phanh” do thị trường âm nhạc thế giới có sự suy thoái nặng nề. Nhưng đối với Spotify họ nhận thấy đây là thời điểm vàng để hoàn thiện khung pháp lý. Họ đã đàm phán các hợp đồng cấp phép bản quyền âm nhạc đầu tiên với “big four” trong thị trường thu âm.
Biểu đồ doanh thu qua các năm của ngành công nghiệp âm nhạc
2. Giai đoạn 2008 – 2014: Mở rộng và “xâm chiếm” các thị trường mới
Xây dựng công cụ tăng trưởng dài hạn với mô hình định giá Freemium
Sau khi có những bước đi vững chắc từ cốt lõi của sản phẩm, Spotify đã nghĩ đến việc thay đổi Business Model để thúc đẩy tăng trưởng. Năm 2008 mô hình Freemium chính thức được áp dụng, đây là mô hình kết hợp giữa miễn phí (free) và trả phí cao cấp (premium). Với mô hình này người dùng sẽ sử dụng được các dịch vụ miễn phí một số dịch vụ và phải trả phí để sử dụng toàn bộ dịch vụ của Spotify. Chiến dịch định giá này cho phép Spotify không cần bỏ ra chi phí quá nhiều cho các chiến dịch quảng cáo tốn kém. Nguồn tăng trưởng chính của Spotify chính là người dùng miễn phí chuyển sang dùng trả phí.
Hợp tác và tích cực với các thương hiệu khác để thu hút người mới và tìm ra khoảng trống tiềm năng để phát triển cơ sở người dùng
Đến năm 2011, Spotify đã có hơn 1 triệu người dùng trên 7 nước ở Châu Âu và đạt doanh thu hơn 100 triệu đô la. Đây được xem là bước đệm để Spotify có thể tiến tới và thâm nhập các thị trường mới. Spotify đã hợp tác với các thương hiệu tại Mỹ như Coca Cola, Motorola,… Từ đó Spotify đã có những doanh thu từ quảng cáo cũng như là mở rộng độ nhận biết của thương hiệu đối với người tiêu dùng của các thương hiệu lớn. Spotify cũng hợp tác với Facebook giúp người dùng giảm các thao tác phức tạp khi thực hiện quá trình đăng ký và sử dụng dịch vụ, đồng thời cũng tiếp cận được database khổng lồ từ Facebook.
Nguồn doanh thu của Spotify qua các năm
3. Giai đoạn 2015 – nay: Các thuật toán cá nhân hóa, Playlist và phát triển sản phẩm
Năm 2015, Spotify đã trở thành một “ông lớn” trong ngành công nghiệp âm nhạc. Công ty không ngừng phát triển nhờ không ngừng tập trung ra mắt các tính năng hoạt động dựa trên những dữ liệu và cá nhân hóa đề xuất. Tất cả đều nhắm đến mục tiêu nâng cao trải nghiệm âm nhạc cho người dùng.
Từ năm 2015 – 2016, Spotify đã ra mắt 2 tính năng là Discover Weekly và Release Radar, hai tính năng này ra đời để nhằm nâng cao trải nghiệm của người dùng. Bên cạnh đó, bằng cách dự đoán trạng thái cảm xúc của người dùng, Spotify đã khiến cho việc nghe nhạc của họ có hồn và hấp dẫn hơn khi đan xen cảm giác hồi hộp khi khám phá sự đa dạng của âm nhạc với và sự hào hứng của họ khi chia sẻ với bạn bè. Đây chính là những cách mà Spotify đã làm cho người sử dụng đã gắn bó lâu dài với sản phẩm.
WISE BUSINESS
III. Start – up rút ra được những bài học gì từ Case Study Spotify
1. Tập trung vào thị trường có tiềm năng lớn
Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra rằng Spotify chính là một “canh bạc” của hai nhà đồng sáng lập Daniel Ek và Martin Lorentzon. Họ đã có được phần thưởng xứng đáng khi đã chấp nhận rủi ro và theo đuổi cơ hội của mình. Nếu bạn đang lên kế hoạch cho dự án kinh doanh của mình thì hãy đặt ra một số câu hỏi cho bản thân:
- Thị trường tiềm năng mà bạn đang nhắm mục tiêu lớn đến mức nào?
- Có những đối thủ nổi tiếng nào trong thị trường đó? Điểm yếu của họ? Bạn có thấy được cơ hội của doanh nghiệp mình không?
- Đã có những doanh nghiệp nào thử và thất bại có ý tưởng tương tự bạn không? Họ đã sai ở đâu? Làm thế nào để tránh mắc những sai lầm tương tự?
2. Đảm bảo sự phù hợp giữa chiến lược sản phẩm và chiến lược kinh doanh chung
Bên cạnh việc xây dựng một sản phẩm có nhiều tính năng ưu việt thì bạn cần phải điều chỉnh để đảm bảo chiến lược phát triển sản phẩm và chiến lược kinh doanh có sự đồng nhất theo vòng đời sản phẩm (Product Life Cycle):
- Chiến lược phát triển sản phẩm có phụ thuộc vào các chiến lược kinh doanh không?
- Kỳ vọng và tầm nhìn của các nhà đầu tư có phù hợp với lộ trình sản phẩm không?
- Bạn có cơ hội hợp tác hoặc tận dụng các mối quan hệ đối tác để phát triển doanh nghiệp không?
3. Xác định các thách thức tiềm ẩn – “Chừa cho mình một con đường sống”
Hãy tự đặt cho doanh nghiệp của mình các câu hỏi:
- Sản phẩm của bạn có đủ tốt để khi chuyển đổi mô hình kinh doanh không?
- Liệu có một đối thủ cạnh tranh lâu đời hơn có uy tín và có thể đa dạng hóa dịch vụ của họ để lấn sang thị trường của doanh nghiệp bạn không? Nếu vây, công ty bạn có thể đáp ứng hiệu quả không? Nếu có, thì doanh nghiệp bạn làm như thế nào? Nếu không, thì tại sao không?
- Thị trường mục tiêu của bạn có đủ để công ty khác phát triển không?
4. Đừng lựa chọn chiến lược định giá freemium thụ động
Mục tiêu của chiến lược định giá freemium là để thu hút những khách hàng mới. Vậy nên khi doanh nghiệp không thành công với mục tiêu đó thì có thể do dịch vụ miễn phí của bạn không đủ hấp dẫn và cần cung cấp nhiều tính năng tốt hơn. Ngược lại, nếu sản phẩm/dịch vụ có lượng truy cập lớn nhưng không khiến người dùng chấp nhận bỏ tiền để nâng cấp, có thể doanh nghiệp đang quá phong phú, không đủ để thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng
Hy vọng Case Study trên đã giúp bạn có thêm cái nhìn về quá trình hình thành và phát triển cũng như là các bài học được rút ra từ Spotify. Nếu thấy bài viết hay và bổ ích, thì đừng quên theo dõi fanpage WISE Business hoặc tham gia group GIÀU LÊN NHỜ MARKETING và group Zalo CHIA SẺ BÍ QUYẾT KHỞI NGHIỆP để cập nhật thêm nhiều thông tin mới mỗi ngày nhé!
Xem thêm: Dịch vụ chăm sóc Quản trị Fanpage
đến từ chuyên gia hàng đầu
"Hãy like và share nếu thấy bài viết hữu ích. Sự ủng hộ của bạn sẽ giúp chúng tôi có thêm động lực sản xuất nhiều kiến thức giá trị hơn"

Lương Hồng Ngọc
Bài viết liên quan

TOP 5 CÁCH TÌM INSIGHT KHÁCH HÀNG HIỆU QUẢ CHÍNH XÁC NHẤT
4.4/5 – (5 bình chọn) Insight khách hàng là một trong những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trong marketing. Nó được coi là yếu tố then chốt, ảnh

5 BƯỚC XÂY DỰNG CHÂN DUNG KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU CHUẨN CHỈNH
4.7/5 – (3 bình chọn) Trong hoạt động kinh doanh, việc xây dựng chiến lược marketing là rất quan trọng. Việc tìm hiểu và nghiên cứu thị trường là rất

CÁCH THIẾT LẬP MÔ HÌNH PHỄU MARKETING ĐƠN GIẢN DỄ HIỂU
4.7/5 – (3 bình chọn) Bạn đang có sản phẩm, dịch vụ tốt nhưng chưa biết cách tiếp cận càng nhiều khách hàng mục tiêu càng tốt để thúc đẩy

MÔ HÌNH AIDA – KHÁI NIỆM & CÁCH ỨNG DỤNG MÔ HÌNH AIDA
4.7/5 – (3 bình chọn) Một trong những công thức then chốt trong lĩnh vực truyền thông và tiếp thị chính là mô hình AIDA. Vậy mô hình AIDA có

MÔ HÌNH SMART – KHÁI NIỆM, VÍ DỤ, CÁCH ỨNG DỤNG MÔ HÌNH SMART
4.7/5 – (3 bình chọn) Mô hình SMART là mô hình thiết lập mục tiêu hiệu quả và khôn ngoan nhất và được áp dụng phổ biến. Để biết thêm

MÔ HÌNH 3C – HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG MÔ HÌNH 3C TRONG MARKETING
4.7/5 – (3 bình chọn) Mô hình 3C là một mô hình tiếp thị cung cấp quan điểm chiến lược về các yếu tố chính quyết định thành công của