SITEMAP WEBSITE LÀ GÌ? 10 BÍ QUYẾT ĐỂ TẠO SITEMAP CHO WEBSITE THÀNH CÔNG
-
Đình Long
- 06/08/2021
Sitemap website là một thành phần vô cùng quan trọng. Đây chính là công cụ đưa GoogleBot (công cụ tìm kiếm của Google) đến với website của bạn. Nhưng liệu các bạn có hiểu được toàn bộ kiến thức về Sitemap cũng như cách để tạo và tối ưu Sitemap website hay chưa? Hãy cùng WISE BUSINESS tìm hiểu ngay sau đây nhé.
I. Sitemap là gì?

Sitemap website
Sitemap website là thuật ngữ để chỉ hệ thống bản đồ của một website nào đó. Đây là một tập tin dạng văn bản có chứa tất cả các URL của website, cụ thể là hệ thống các liên kết dẫn đến trang chính và trang con được thể hiện một cách cụ thể, rành mạch.
Ngoài ra, Sitemap website cũng có thể cung cấp siêu dữ liệu (metadata) có giá trị được liên kết với các website được bạn liệt kê trong sơ đồ của website đó. Bản đồ này cung cấp các thông tin, ví dụ như thời gian cập nhật lần cuối của trang web, mức độ thường xuyên mà website được thay đổi hay là tầm quan trọng của các trang so với các đường dẫn (URL) khác trong website.
Xem Thêm: Schema – Vai Trò Quan Trọng Của Schema Đối Với SEO Website
II. Chức năng của Sitemap
Trái ngược với suy nghĩ của nhiều SEOer, Sitemap website không hề có tác dụng làm tăng thứ hạng cho website của bạn ngay lập tức.
Trên thực tế, công việc chủ yếu của Sitemap website chính là định hướng các công cụ, và giúp cho bộ máy tìm kiếm (GoogleBot) có thể thu thập thông tin website một cách hiệu quả và đánh giá website một cách chính xác hơn.
Bên cạnh đó, Sitemap website cũng có chức năng cập nhật lại website của bạn khi bạn thực hiện những thay đổi như là thêm một trang mới hay thậm chí thay đổi website hiện tại.
Tìm Hiểu Thêm: Phân biệt SEO Onpage và Offpage
III. Các lợi ích của Sitemap
1. Ảnh hưởng đến quá trình SEO
Sitemap website góp phần thông báo cho GoogleBot biết rằng website của bạn chuẩn SEO
Ví dụ: Bạn có bài viết trên website nhưng lại chưa (hoặc không) được Index (lập chỉ mục). Trong trường hợp đó, Sitemap website chính là công cụ khai báo với Google về các bài viết này. Qua đó, Sitemap website sẽ khiến cho Google sẽ lập chỉ mục cho những bài viết này nhanh chóng hơn.
2. Giúp cho Google index website mới nhanh hơn
Sitemap website sẽ cực kỳ hữu ích đối với các website vừa mới thành lập, do có quá ít backlink được trỏ về.
Sitemap website sẽ rất hữu ích cho các công cụ của bộ máy tìm kiếm hoạt động trong trang của bạn để lập chỉ mục, vì nó sẽ thay bạn thông báo với Google vào lập chỉ mục cho website của bạn, đem lại lợi ích cho chiến lược SEO.
3. Sitemap hỗ trợ trải nghiệm người dùng.
Xét về phương diện của người dùng, Sitemap website giúp cho người truy cập có thể định hình được cấu trúc của website rõ hơn, đồng thời có thể tìm kiếm những thông tin họ mong muốn một cách chính xác nhất.
Sitemap website chi tiết và phân cấp rõ ràng bao nhiêu thì khả năng tối ưu trải nghiệm và thu hút người dùng càng cao bấy nhiêu.
IV. Phân loại Sitemap
1. Phân loại theo cấu trúc
Theo cấu trúc thì có 2 loại Sitemap website đó là HTML và XML.
XML Sitemap được tạo ra để giúp công cụ tìm kiếm thu thập thông tin của website dễ dàng và nhanh chóng.
HTML Sitemap được tạo ra để giúp cho người dùng dễ dàng tìm kiếm hơn và truy cập vào các tài nguyên của website nhờ sự vào sự tiện lợi, thân thiện trong thiết kế giao diện. Bạn cũng có thể cải thiện thứ hạng website thông qua tối ưu trải nghiệm của người dùng trên HTML Sitemap.
Nên dùng XML hay HTML Sitemap? Đây là câu hỏi gây khá nhiều tranh cãi, nhưng theo WISE BUSINESS câu trả lời chính xác là sử dụng cả 2. Bởi vì SEO dịch vụ cần phải dung hoà giữa người dùng và công cụ tìm kiếm.
2. Phân loại theo định dạng
Theo định dạng thì Sitemap website được chia thành 4 loại chính như sau:
Image Sitemap (Sitemap hình ảnh)
Sitemap hình ảnh chứa đựng những thông tin liên quan đến các hình ảnh được lưu trữ ở trên trang web. Mục đích của Sitemap hình ảnh là để tối ưu hóa khả năng trả về kết quả bằng hình ảnh của Google.
Video Sitemap
Dạng Sitemap website này là sơ đồ tổng hợp các thông tin có liên quan đến những video nằm trên website của bạn. Google dùng Video Sitemap để thu thập các loại dữ liệu mà những cách bình thường không đáp ứng được.
News Sitemap (Sitemap tin tức)
Sơ đồ tin tức này cho phép bạn kiểm soát các nội dung được gửi đến Google News (website tổng hợp thông tin của Google). Sitemap tin tức sẽ giúp Google News tìm thấy những nội dung mới trong website của bạn một cách nhanh chóng hơn.
Mobile Sitemap
Dạng Sitemap này sẽ thực sự cần thiết khi website bạn có những trang cần hiển thị trên các thiết bị di động. Theo như John Muller thì dù bạn có tạo Mobile Sitemap thì nó cũng sẽ không giúp tăng điểm Mobile-Friendly (điểm thân thiện với các thiết bị di động) cho website của bạn.
Bên cạnh đó còn có các loại Sitemap XML khác như: Sitemap-products.xml, Sitemap Index, Sitemap-tags.xml, …
Xem Thêm: Entity Là Gì? Tại Sao SEO Entity Đang Là Xu Hướng Năm 2021
V. Cách tạo Sitemap trên WordPress
1. Tạo XML Sitemap trên WordPress
Cách 1: Tạo XML sitemap bằng plugin Rank SEO Math
Rank SEO Math là một plugin hỗ trợ SEO tốt nhất hiện nay. Plugin này cung cấp cho người dùng nhiều tính năng hữu ích để tối ưu hóa website của mình, trong đó có chức năng tạo XML Sitemap. Trình tự thực hiện tạo XML Sitemap trên Rank SEO Math như sau:
Bước 1:
Trên giao diện WordPress, bạn click vào Rank Math, sau đó chọn setup wizard để kích hoạt chức năng XML Sitemap.
Bước 2:
Tại bảng cài đặt của Rank Math, bạn chọn vào mục Sitemap và lựa chọn các cài đặt như hình dưới đây để kích hoạt Sitemap mà bạn muốn tạo
Bước 3:
Bạn tiếp tục vào plugin Rank Math và chọn vào mục Sitemap settings, lựa chọn các cài đặt như hình bên dưới để hoàn thành cơ bản việc tạo XML SItemap. Sau khi hoàn thành bước này thì chức năng tạo Sitemap của bạn đã được kích hoạt tự động, và nó sẽ thông báo tự động cho GoogleBot khi có sự thay đổi.
Cách 2: Tạo XML sitemap với công cụ Google XML sitemap
Đây là một plugin rất nổi tiếng và được nhiều người sử dụng song song với Yoast SEO.
Bước 1: Cài đặt công cụ Google XML Sitemap từ directory plugin của WordPress.
Bước 2: Sau khi đã kích hoạt được Google XML Sitemap, công cụ này sẽ tự động tạo ra Sitemap cho website của bạn.
Bước 3: Mở cấu hình plugin bằng việc nhấn vào Settings sau đó chọn XML Sitemap để xem Sitemap URL của WordPress.
2. Tạo sơ đồ HTML cho website WordPress
Để tạo HTML Sitemap cho WordPress thì bạn cần sử dụng Plugin WP Sitemap Page
Bước 1: Cài đặt và kích hoạt plugin WP Sitemap Page trên WordPress theo trình tự:
Click vào Plugin → Add new (thêm mới) → Tìm kiếm từ “WP Sitemap Page” → Install Now (cài đặt ngay) → Activate (kích hoạt).
Bước 2: Cài đặt trang mới và chèn shortcode [wp_sitemap_page] vào chỗ mà bạn muốn Sitemap HTML hiển thị.
Bước 3: Kết thúc cài đặt bằng cách xuất bản trang và truy cập vào URL để xem thử HTML Sitemap bạn vừa tạo.
Tìm Hiểu Thêm: SEO Audit Là Gì? Hướng Dẫn Audit Website Từ A-Z Năm 2021
VI. Hướng dẫn 10 cách tối ưu Sitemap website
1. Gửi Sitemap tới cho Google
Bạn có thể gửi Sitemap website của mình cho Google từ công cụ Google Search Console. Từ bảng điều khiển của bạn, hãy click vào Thu thập thông tin> Sitemap sau đó chọn Thêm Sitemap thử nghiệm.
Kiểm tra Sitemap website của bạn và xem kết quả được trả về trước khi bạn click vào “Gửi Sitemap” để kiểm tra các lỗi có thể chặn các Landing Page chính bị lập chỉ mục. Số lượng trang được Google index tốt nhất nên giống với số lượng trang được gửi đi.
Lưu ý: Việc gửi Sitemap của bạn giúp cho Google biết những trang nào mà bạn cho là có chất lượng cao, nhưng điều đó không đảm bảo rằng chúng sẽ được lập chỉ mục, mục đích chính của việc gửi Sitemap website là:
- Giúp Google hiểu được cách mà website của bạn được cấu trúc.
- Tìm hiểu các lỗi bạn có thể sửa để đảm bảo cho các trang của bạn được lập chỉ mục đúng.
2. Ưu tiên các trang có chất lượng cao trong Sitemap của bạn
Khi nói đến xếp hạng website, chất lượng tổng thể của website là một yếu tố vô cùng quan trọng.
Nếu Sitemap website của bạn hướng GoogleBot đến các trang có chất lượng thấp, công cụ tìm kiếm sẽ hiểu rằng các trang này là dấu hiệu cho thấy website của bạn có thể không phải là địa chỉ mà người dùng sẽ muốn truy cập. Ngay cả khi các trang đó là cần thiết cho website của bạn, ví dụ như các trang đăng nhập.
Vì vậy, hãy cố gắng hướng công cụ tìm kiếm đến các trang quan trọng nhất trên website của bạn. Đây là những trang:
- Có tính tối ưu hóa cao.
- Bao gồm nhiều hình ảnh và video sinh động, trực quan.
- Có nhiều nội dung độc đáo, hữu ích với người dùng.
3. Khắc phục lỗi URL không được lập chỉ mục
Công cụ Google Search Console có thể gây ra cho bạn một chút khó khăn khi nó không index tất cả các trang của bạn và nó không cho bạn biết trang nào là có vấn đề.
Ví dụ: nếu bạn gửi đi 10.000 trang và trong số đó chỉ 5.000 trang được lập chỉ mục, bạn sẽ không được biết đã có vấn đề là gì với 5.000 trang còn lại.
Điều này đặc biệt đúng với các website thương mại điện tử lớn và có nhiều trang cho các sản phẩm giống nhau.
Bạn nên chia các trang sản phẩm của mình thành các Sitemap XML khác nhau và thử nghiệm từng trang một.
Tạo các sơ đồ trang sẽ khẳng định được các giả thuyết, ví dụ như các trang không có hình ảnh sản phẩm hoặc các trang vi phạm bản quyền sẽ không được lập chỉ mục.
Khi đã giải quyết được vấn đề chính, bạn có thể khắc phục các sự cố hoặc đặt các trang đó thành no-index, chúng sẽ không làm giảm chất lượng toàn website của bạn.
Lưu ý: Công cụ Google Search Console gần đây đã được cập nhật về “Chỉ mục”. Cụ thể, các trang vấn đề hiện đã được liệt kê và đưa ra lý do tại sao Google không index một số URL được người dùng cung cấp.
Tóm gọn lại, phải đảm bảo rằng, tất cả các trang lập chỉ mục đều phải được xem xét, theo dõi, quan sát theo thời gian. Và ahref là một trong những công cụ có thể làm tốt điều này.
4. Chỉ có các phiên bản Canonical của URL trong Sitemap
Khi bạn có nhiều trang giống nhau, chẳng hạn như các trang sản phẩm cho các model khác nhau của cùng một sản phẩm, bạn nên sử dụng thẻ canonical để cho Google biết trang nào là trang chính mà họ nên thu thập dữ liệu và lập chỉ mục.
Công cụ tìm kiếm sẽ có thời gian để tìm hiểu các trang chính nếu bạn không có các trang có URL chính tắc (URL của trang được Google đánh giá là tiêu biểu nhất trong số những trang bị trùng lặp) chỉ vào các trang khác.
5. Hãy sử dụng Robots.txt hoặc thẻ Meta Robot
Khi không muốn một trang nào đó được index, hãy sử dụng thẻ meta robot, no-index hoặc theo dõi thẻ tag.
Điều này tuy ngăn Google lập chỉ mục trang nhưng lại bảo toàn giá trị liên kết (link equity) của bạn. Điều này đặc biệt có ích đối với các trang tiện ích quan trọng đối với website của bạn nhưng lại không nên hiển thị trong các kết quả tìm kiếm.
Nếu như bạn thấy Google đang thu thập lại và index các trang không quan trọng với chi phí bằng với các trang cốt lõi, bạn nên sử dụng thẻ robot.txt.
6. Không nên có URL ‘no-index’ trong Sitemap của bạn
Khi bạn gửi Sitemap website tới Google bao gồm cả các trang bị chặn và các trang no-index, bạn cũng đồng thời nói với Google rằng khi thu thập thông tin về trang này thì nó sẽ không được phép lập chỉ mục.
7. Tạo Sitemap XML động cho các website lớn
Bạn nên thiết lập một quy tắc logic để xác định thời điểm nào một trang sẽ được đưa vào XML Sitemap của bạn hoặc thay đổi chỉ mục từ no-index sang index.
Bạn cũng có thể cân nhắc việc tạo các Sitemap XML động, bằng cách sử dụng các công cụ như Google Sitemap XML hoặc XML Sitemap Generator.
8. Chỉ cập nhật thời gian sửa đổi khi bạn thực hiện thay những đổi quan trọng
Đừng cố đánh lừa các công cụ tìm kiếm vào các trang được lập chỉ mục lại bằng cách cập nhật thời gian sửa đổi website mà không tạo ra được bất kỳ thay đổi đáng kể nào.
Google có thể xóa thời gian sửa đổi của bạn nếu chúng được cập nhật thường xuyên mà không cung cấp được những giá trị mới.
9. Cài đặt ưu tiên cho các URL?
Một số loại Sitemap có cột “Ưu tiên hàng đầu” để có thể thông báo với các công cụ tìm kiếm rằng những trang nào là quan trọng nhất.
Tính năng này từ lâu đã gây tranh cãi, và Gary Illyes (chuyên gia phân tích xu hướng quản trị website của Google) đã nói rằng Googlebot sẽ bỏ qua các cài đặt ưu tiên trong quá trình thu thập thông tin trên website.
10. Giữ kích thước tệp Sitemap càng nhỏ càng tốt
Sitemap website của bạn càng nhỏ thì các công cụ tìm kiếm khi thu thập thông tin và index càng dễ dàng.
Cả Bing và Google đều tăng kích thước các file Sitemap được chấp nhận từ mức 10MB lên đến 50MB vào năm 2016, Tuy vậy bạn nên giữ Sitemap càng gọn càng tốt và ưu tiên các trang đích quan trọng.
VII. Các lưu ý khi tạo Sitemap
- Không nên sử dụng những yếu tố đồ họa khi tạo một Sitemap, mà hãy tương ứng với thiết kế của website. Bởi vì sự xuất hiện của đồ họa chính là yếu tố chuyển hướng người dùng truy cập trên Sitemap của bạn sang một website khác.
- Cấu trúc của Sitemap website nên tương quan với hệ thống phân cấp của website. Bởi vì cấu trúc của một Sitemap website cần phải sử dụng danh sách và tiêu đề.
- Đặt đường liên kết tới Sitemap ở trên trang chính hoặc trang đầu tiên. Điều này sẽ giúp cho người dùng dễ dàng sử dụng mỗi khi cần thiết.
- Chia các tập tin Sitemap website thành các phần nhỏ bởi vì một file Sitemap không được lớn hơn 50MB và không được chứa quá 50.000 URLs. Điều này giúp cho máy chủ của bạn không bị quá tải khi phục vụ các tập tin lớn cho Google.
- Mỗi file sitemap độc lập sẽ hiển thị cho một loại URL duy nhất. Ngoài ra, URL của sitemap cần được mã hóa dạng UTF8 để máy chủ dễ đọc cũng như được chứa ID.
- Nếu website của bạn truy cập được cả hai domain www và không www … thì bạn không cần phải gửi file Sitemap riêng lẻ
WISE BUSINESS
Sitemap website là một công cụ SEO vô cùng mạnh mẽ, đây là thành phần không thể bỏ qua khi bạn muốn Google thu thập dữ liệu và lập chỉ mục cho website một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Hãy áp dụng ngay những kiến thức về Sitemap website mà WISE BUSINESS đem đến hôm nay để hoàn thiện website của mình các bạn nhé.
đến từ chuyên gia hàng đầu
"Hãy like và share nếu thấy bài viết hữu ích. Sự ủng hộ của bạn sẽ giúp chúng tôi có thêm động lực sản xuất nhiều kiến thức giá trị hơn"

Đình Long
Bài viết liên quan

CHURN RATE LÀ GÌ? CÔNG THỨC TÍNH CUSTOMER CHURN CHÍNH XÁC NHẤT
5/5 – (2 bình chọn) Trên thực tế, Churn rate là một trong những thước đo quan trọng nhất mà các doanh nhân cần theo dõi. Tuy nhiên đây lại

CPL LÀ GÌ? TẦM QUAN TRỌNG CỦA CPL TRONG DOANH NGHIỆP
5/5 – (2 bình chọn) Khi thực hiện kế hoạch truyền thông Marketing, các Marketer cần chú ý trong việc đo lường hiệu quả tiếp thị. Cách đo lường bằng

CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA ZARA- NGUYÊN TẮC VÀNG TẠO NÊN KHÁC BIỆT
4.7/5 – (3 bình chọn) Chiến lược marketing của Zara có gì đặc biệt? Zara từ trước đến nay đã định vị trong lòng người tiêu dùng với thương hiệu

INBOUND MARKETING LÀ GÌ? CÁCH PHÂN BIỆT INBOUND VÀ OUTBOUND
4.6/5 – (5 bình chọn) Trong kỷ nguyên kỹ thuật số ngày nay, các doanh nghiệp đang áp dụng các chiến lược marketing lấy khách hàng làm trung tâm để

OUTBOUND MARKETING LÀ GÌ | LÝ GIẢI SỰ CHUYỂN MÌNH GIỮA OUTBOUND & INBOUND
5/5 – (2 bình chọn) Trong bối cảnh kinh doanh không ngừng phát triển ngày nay, các chiến lược Marketing hiệu quả là điều cần thiết để thu hút sự

CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA VINFAST – SỰ THỊNH VƯỢNG TỪ LÒNG TỰ TÔN DÂN TỘC
5/5 – (2 bình chọn) Vinfast thuộc Vingroup, công ty tư nhân lớn nhất Việt Nam và là một trong những tập đoàn công nghệ, công nghiệp và dịch vụ