SEO AUDIT LÀ GÌ? HƯỚNG DẪN AUDIT WEBSITE TỪ A-Z NĂM 2021
-
Đình Long
- 22/07/2021
SEO audit là gì? Đây là câu hỏi được rất nhiều SEOer quan tâm. Tuy rằng audit website là một công đoạn vô cùng quan trọng để tối ưu hóa website nhưng có rất nhiều bạn làm về SEO website chưa thực sự hiểu rõ được bản chất SEO audit cũng như chưa có được một chiến lược SEO audit phù hợp và khoa học.
Bài viết sau đây của WISE BUSINESS nhằm mục đích cung cấp cho các bạn khái niệm SEO audit là gì? Đồng thời hướng dẫn các bạn kiến thức về audit website từ A-Z. Mời các bạn theo dõi bài viết.
I. SEO audit là gì?

SEO Audit
SEO Audit hay còn được gọi là SEO Reviews hoặc SEO Analytics. Là giai đoạn xem xét và đánh giá tổng quan, lên chiến lược SEO cho một website. Đây là một giai đoạn cần thiết cho tất cả những dự án SEO bài bản. Về căn bản, có thể hiểu SEO audit là một bản kế hoạch quảng bá cho website.
SEO Audit sẽ giúp cho bạn biết được những công việc gì cần phải thực hiện và triển khai để trang web của bạn được đánh giá cao từ các bộ máy tìm kiếm. Qua đó, thu hút được một lượng lớn truy cập và khách hàng tiềm năng.
Mục đích của quá trình audit là xác định những vấn đề căn bản ảnh hưởng đến hiệu suất SEO. SEO audit sẽ tiết lộ cho bạn:
- Những vấn đề kỹ thuật SEO đang tồn tại trên website
- Vấn đề về cấu trúc của trang web
- Các vấn đề về SEO Onpage
- Các vấn đề về SEO Offpage
- Các vấn đề về trải nghiệm của người dùng
Quá trình SEO audit sẽ phù hợp khi thực hiện định kỳ đối với những website lớn, còn đối với những website nhỏ thì không cần thực hiện thường xuyên vì sẽ gây tốn kém thời gian. SEO audit thường được thực hiện theo định kỳ hàng quý đối với website lớn, hoặc khi website của bạn có hiện tượng xấu, traffic website và thứ hạng từ khóa bị giảm đi đáng kể.
II. Vai trò của SEO audit
1. Tối ưu hóa hiệu suất của website
Audit website không chỉ đánh giá một trang web về mặt nội dung, mà còn về hiệu suất kỹ thuật. Giúp cho các công cụ tìm kiếm (Search Engines) có khả năng đọc được nội dung của website và tăng lượt truy cập tự nhiên (Organic traffic)
Vì thế, audit website sẽ cho bạn cơ hội kiểm tra độ mạnh mẽ của khung kỹ thuật và cơ sở hạ tầng của website. Đồng thời xác định xem website của bạn có dễ dàng cho người dùng điều hướng và có thể tìm thấy nội dung một cách trực quan hay là không.
2. Tối ưu hóa các công cụ tìm kiếm
Khi tiến hành audit website, bạn có thể xác định được bất cứ cơ hội tối ưu hóa nào đã bị bỏ qua. Khắc phục những sai lầm gây nên những cạm bẫy SEO xuyên suốt toàn bộ nội dung website. Để thực hiện được việc này bạn cần phải sử dụng thành thạo các công cụ SEO. Bạn cũng nên tiến hành phân tích website (website analysis) một cách thường xuyên. Điều đó cho phép bạn tập trung nỗ lực SEO của bản thân mình vào người dùng trước, công cụ tìm kiếm sau. Giúp cho bạn tránh khỏi việc liên tục phải chạy theo các thay đổi của thuật toán xếp hạng.
3. Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi
Audit website cho phép bạn nhìn nhận và đánh giá lại hiệu quả của trang web về mặt tạo và chuyển đổi khách hàng mục tiêu. Bạn sẽ có thể phát hiện ra bất cứ cơ hội bị bỏ qua nào trước đây trong việc chuyển đổi. Giúp cho bạn thêm các CTA (kêu gọi hành động) có liên quan, cũng như xác định các thiếu sót trong Landing Page của mình nhằm tối ưu hóa chúng.
Đọc thêm: SEO web là gì? 12 bí quyết để làm SEO thành công
III. Các công cụ SEO audit
1. SEOPtimer
SEOPtimer là công cụ để audit SEO và xem xét website. Công cụ này rất dễ dàng để sử dụng, nhanh chóng đưa ra những phương pháp để audit website của bạn. Nếu bạn là doanh nhân, lập trình viên hoặc quản trị viên website, bạn có thể sử dụng nó.
2. Found SEO Audit Tool
Found SEO Audit Tool chủ yếu được dùng để tìm ra những các sai lầm SEO đơn giản bạn đã làm trên website. Sau khi phân tích các trang của bạn, nó sẽ cung cấp cho bạn thẻ Meta, dữ liệu liên kết, nội dung cũng như các vấn đề kỹ thuật khác mà bạn cần phải sửa chữa.
3. SEO Auditor
SEO Auditor là một trong những công cụ audit website tốt nhất. Sau khi thử nghiệm website của bạn, SEO Auditor sẽ hiển thị cho bạn 10 từ khóa, tệp sitemap.xml, tệp robots.txt, tốc độ trang Google, dữ liệu DA & PA… Tất cả các báo cáo này sẽ giúp bạn tái tạo lại SEO và website của bạn.
4. Screaming Frog
Screaming Frog là một phần mềm có thể được cài đặt một cách hết sức dễ dàng trên các máy tính chạy hệ điều hành Windows, Linux hay là MAC OS. Giúp bạn thu thập các thông tin như: hình ảnh, liên kết, CSS, … từ góc độ SEO.
Những thông tin do Screaming Frog đưa ra giúp cho bạn có thể phân tích, thống kê và đánh giá website một cách nhanh chóng. Tiết kiệm được rất nhiều công sức và thời gian, vì phân tích thủ công từng trang của một website là việc rất khó khăn, đặc biệt đối với những trang web lớn.
5. SEO Audit Tool by ContentLook
SEO Audit Tool by ContentLook là công cụ hàng đầu để khảo sát các trang WordPress. Nó có thể cung cấp cho bạn các phân tích về những tín hiệu xã hội của bạn, tình trạng thẩm quyền hay là các hoạt động trong quá trình SEO…
Đọc thêm: 30 Công cụ seo TOP Google nên dùng thử
IV. Các bước audit website hiệu quả
1. Đánh giá thứ hạng của bạn và thấu hiểu đối thủ cạnh tranh
Trước khi đi sâu vào đánh giá kỹ thuật hoặc kiểm tra trên website, bạn cần hiểu rõ về các đối thủ cạnh tranh của mình.
Bạn cần đánh giá thứ hạng website của mình đồng thời xác định hiệu suất của bạn so với các đối thủ cạnh tranh về các yếu tố như:
- Từ khóa
- Nội dung
- Các liên kết
- Lượt truy cập
- …
Bạn có thể thực hiện nghiên cứu đối thủ bằng cách sử dụng các công cụ như SEMrush, Ahrefs, Moz…
2. Kiểm tra các phiên bản trùng lặp của website của bạn trong chỉ mục của Google
Đây là cách kiểm tra cơ bản nhất mà bạn có thể thực hiện trên website của mình. Quan trọng là bạn phải đảm bảo rằng Google chỉ lập chỉ mục duy nhất một phiên bản website của bạn.
Website của bạn có thể là 4 phiên bản như sau:
- Không https, không www
- Có https, có www
- Không https, có www
- Có https, không www
Đối với người dùng:
Sẽ có một chút khác biệt của 4 phiên bản nhưng không nhiều (ngoại trừ việc người dùng có thể thấy cảnh báo cho một website không an toàn trong trình duyệt nếu website của bạn không có https).
Đối với công cụ tìm kiếm:
Đảm bảo rằng đây là các phiên bản khác nhau của website. Chỉ nên có một phiên bản website duy nhất được lập chỉ mục
Bạn chỉ cần truy cập Google và chạy tìm kiếm cú pháp “site”.
Ví dụ: site:wisebusiness.edu.vn
Cú pháp này sẽ trả về cho bạn các URL được lập chỉ mục cho tên miền của bạn.
Cách thay thế ở đây là nhập thủ công từng phiên bản URL vào trình duyệt. Bạn sẽ được chuyển hướng tới một phiên bản duy nhất, bất kỳ phiên bản nào mà bạn sử dụng. Nếu không, 301 (mã trạng thái http) sẽ chuyển hướng tất cả các phiên bản của website thành một phiên bản duy nhất.
3. Kiểm tra các URL được lập chỉ mục của trang web của bạn
Đây là một bước kiểm tra mà bạn có thể chạy cùng lúc với bước trên
Khi bạn đã thực hiện công đoạn “site: search” trên Google, hãy xem số lượng URL được lập chỉ mục.
Ví dụ: Một cửa hàng thương mại điện tử với 2.000 sản phẩm đột nhiên nhìn thấy hàng chục hàng trăm nghìn URL được lập chỉ mục là điều hoàn toàn bình thường.
Mặt khác, nếu kết quả URL được tìm thấy thấp hơn bạn mong đợi, có nghĩa rằng website của bạn không được thu thập thông tin hoặc được lập chỉ mục giống như bình thường.
4. Kiểm tra các tác vụ thủ công
Nếu website của bạn bị xem là vi phạm nguyên tắc về chất lượng dành cho quản trị viên website, Google có thể đưa ra cho bạn một hành động vi phạm tác vụ thủ công.
Điều đó có nghĩa là thứ hạng website của bạn sẽ giảm xuống và bạn sẽ không thể được xếp hạng cao như trước cho đến khi hành động bị thu hồi. Trường hợp xấu nhất, toàn bộ website của bạn sẽ bị phạt và thậm chí bạn còn không được xếp hạng cho tên thương hiệu của chính mình.
Bạn có thể kiểm tra liệu một thao tác thủ công đã được thực hiện đối với website của bạn hay chưa bằng cách sử dụng công cụ Google Search Console. Ở menu bên trái, bạn sẽ thấy tab “Bảo mật và Thao tác thủ công” nhấp vào bên trong liên kết thao tác thủ công bạn sẽ được đưa đến một trang giúp bạn thấy rõ trạng thái website của mình.
Nếu bạn thấy dấu tích màu xanh lá có nghĩa là không có vấn đề nào được phát hiện.
5. Phân tích tốc độ website của bạn
Tốc độ của website đã luôn rất quan trọng trong một thời gian dài. Google cho rằng tốc độ như là một yếu tố xếp hạng website trên các thiết bị di động.
Bằng cách công bố bản cập nhật trải nghiệm trang vào năm nay, Google đã xác nhận rằng UX (User Experience – trải nghiệm của người dùng) có ảnh hưởng rất lớn đến SEO.
Khi xem xét các hành vi của người dùng, Google đã công bố các dữ liệu cho thấy rằng khả năng người dùng thoát trang sẽ tăng lên đáng kể nếu trang web tải chậm hơn.
Bằng cách sử dụng công cụ Google PageSpeed Insights (Công cụ đo lường tốc độ và hiệu suất website) bạn có thể nhận các đề xuất về các hành động cụ thể cần được thực hiện để cải thiện tốc độ website
6. Đảm bảo rằng website của bạn sử dụng HTTPS
Nếu website của bạn vẫn không sử dụng HTTPS (giao thức truyền tải siêu văn bản bảo mật) thì bạn cần phải sử dụng ngay.
Bạn có thể kiểm tra điều này bằng cách truy cập vào https://… trên trình duyệt của bạn
Google đã xác nhận kể từ năm 2014 rằng HTTPS là một tín hiệu xếp hạng và nếu website của bạn vẫn chạy trên http, bạn cần triển khai ngay chứng chỉ SSL (Secure Sockets Layer).
7. Kiểm tra tính thân thiện của website với các thiết bị di động
Việc một website thân thiện với các thiết bị di động sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến trải nghiệm người dùng
kể từ năm 2015 thì tính thân thiện với thiết bị di động được xem là một yếu tố xếp hạng website. Mặc dù phần lớn các website hiện nay đều sử dụng các phiên bản chuyên dụng được tối ưu hóa dành cho thiết bị di động, nhưng các vấn đề về tính thân thiện của website đối với các thiết bị di động vẫn luôn luôn tồn tại
Bằng cách sử dụng các tính năng nâng cao trên công cụ Google Search Console, bạn có thể kiểm tra các vấn đề về tương thích giữa website của mình với các thiết bị di động.
8. Xử lý các lỗi phổ biến về lập chỉ mục khác
Bạn có thể tìm thấy các lỗi phổ biến về lập chỉ mục bằng cách truy cập vào trang vi phạm trên tab chỉ mục của Google Search Console
Các lỗi phổ biến :
- Các trang có thuộc tính no-index (một giá trị để khai báo với Googlebot về những trang trên hệ thống website mà người quản trị website không muốn được index) và được gửi trong sơ đồ của website
- Các trang bị ngăn chặn thu thập thông tin ở trong tệp robots.txt của bạn nhưng vẫn được đưa vào sơ đồ của website.
- Trang bị lỗi 404 (liên kết không tồn tại) được gửi trong sơ đồ trang web.
Các URL bị loại trừ:
Các URL bị loại trừ là những trang không có trong chỉ mục của Google bao gồm:
- Các trang bị loại trừ bằng thuộc tính no-index
- Các trang chuyển hướng (URL redirects)
- URL Thu thập thông tin bất thường
- Các trang được thu thập thông tin nhưng lại không được lập chỉ mục
- URL Không tìm thấy (lỗi 404)
9. Kiểm tra và xóa bỏ các liên kết độc hại
Nếu như Google coi một liên kết là nỗ lực thao túng thứ hạng tìm kiếm của bạn, thì liên kết đó được xem là vi phạm nguyên tắc quản trị website của họ.
Nếu bạn đang làm việc trên một trang web lần đầu tiên. Bạn phải tiến hành kiểm tra các liên kết độc hại như một phần bắt buộc của bất kỳ quá trình SEO audit nào
Các công cụ như SemRush hay Ahrefs có thể giúp bạn xác định các liên kết độc hại một cách dễ dàng
10. SEO Audit Onpage
SEO Audit Onpage liên quan đến những thứ như:
- Tối ưu hóa thẻ tiêu đề, Meta description…
- Tạo các nội dung tối ưu hóa
- Các liên kết nội bộ (Internal links)
- …
Tham khảo: Dịch vụ seo web tổng thể của WISE Business tại đây.
WISE BUSINESS
SEO audit là một công đoạn cực kỳ quan trọng, nó không chỉ giúp các bạn tối ưu hóa website của mình, giúp website thân thiện với người dùng hơn mà còn giúp cho bạn khắc phục những lỗi liên quan đến dịch vụ làm SEO mà website của các bạn đang gặp phải, đồng thời tránh được những hình phạt của Google, gây ảnh hưởng đến thứ hạng của website trên các công cụ tìm kiếm.
Hãy theo dõi các bài viết tiếp theo về kiến thức SEO của WISE BUSINESS các bạn nhé.
đến từ chuyên gia hàng đầu
"Hãy like và share nếu thấy bài viết hữu ích. Sự ủng hộ của bạn sẽ giúp chúng tôi có thêm động lực sản xuất nhiều kiến thức giá trị hơn"

Đình Long
Bài viết liên quan

TOP 5 CÁCH TÌM INSIGHT KHÁCH HÀNG HIỆU QUẢ CHÍNH XÁC NHẤT
4.4/5 – (5 bình chọn) Insight khách hàng là một trong những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trong marketing. Nó được coi là yếu tố then chốt, ảnh

5 BƯỚC XÂY DỰNG CHÂN DUNG KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU CHUẨN CHỈNH
4.7/5 – (3 bình chọn) Trong hoạt động kinh doanh, việc xây dựng chiến lược marketing là rất quan trọng. Việc tìm hiểu và nghiên cứu thị trường là rất

CÁCH THIẾT LẬP MÔ HÌNH PHỄU MARKETING ĐƠN GIẢN DỄ HIỂU
4.7/5 – (3 bình chọn) Bạn đang có sản phẩm, dịch vụ tốt nhưng chưa biết cách tiếp cận càng nhiều khách hàng mục tiêu càng tốt để thúc đẩy

MÔ HÌNH AIDA – KHÁI NIỆM & CÁCH ỨNG DỤNG MÔ HÌNH AIDA
4.7/5 – (3 bình chọn) Một trong những công thức then chốt trong lĩnh vực truyền thông và tiếp thị chính là mô hình AIDA. Vậy mô hình AIDA có

MÔ HÌNH SMART – KHÁI NIỆM, VÍ DỤ, CÁCH ỨNG DỤNG MÔ HÌNH SMART
Đánh giá bài viết Mô hình SMART là mô hình thiết lập mục tiêu hiệu quả và khôn ngoan nhất và được áp dụng phổ biến. Để biết thêm thông

MÔ HÌNH 3C – HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG MÔ HÌNH 3C TRONG MARKETING
4.7/5 – (3 bình chọn) Mô hình 3C là một mô hình tiếp thị cung cấp quan điểm chiến lược về các yếu tố chính quyết định thành công của