QUẢNG CÁO FACEBOOK LÀ GÌ? NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ FACEBOOK ADS NĂM 2021

Share on facebook
Share on linkedin
Share on twitter
Share on pinterest
5/5 - (6 bình chọn)

Quảng cáo Facebook là nơi thực hiện hoạt động đưa sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến khách hàng đạt hiệu quả nhất. Tính đến thời điểm hiện tại, Facebook là kênh mạng xã hội phát triển vượt bậc với lượng người dùng rộng lớn trên toàn cầu. 

Vậy quảng cáo Facebook là gì? Những điều gì bạn cần phải biết về Facebook Ads năm 2021 để có thể tránh những lỗi sai không đáng có. Cùng WISE BUSINESS trả lời những câu hỏi trên qua bài chia sẻ sau đây nhé.

I. Facebook Ads là gì? 

Facebook Ads (Facebook Advertisement) là dịch vụ quảng cáo chuyên nghiệp trên nền tảng Facebook. Đây là dạng hiển thị quảng cáo ưu đãi, hiển thị sản phẩm tiếp cận đến đối tượng người dùng trên mạng xã hội Facebook có trả phí.

Chỉ cần bạn biết cách tạo nên một chiến dịch Facebook cùng với nội dung thu hút, phù hợp với chính sách đều có thể kiếm được đơn hàng từ hoạt động này. 

quang-cao-facebookQuảng cáo facebook là gì?

Hướng dẫn nhận biết Facebook Ads 

Facebook lưu trữ một lượng lớn các thông tin (nhân khẩu học, độ tuổi, giới tính,…) từ người dùng và lưu lại một cách có hệ thống. Facebook có thể nhận biết chính xác đối tượng khách hàng phù hợp, có khả năng mua sản phẩm cao, có thể phân bổ target ads đúng đối tượng yêu thích, có mối quan tâm đến sản phẩm, sự kiện. 

Vậy câu hỏi đặt ra là làm thế nào để nhận biết đâu là một bài quảng cáo và đâu là một bài đăng fanpage bình thường? 

nhan-biet-facebook-ads

Sau đây là một số dấu hiệu nhận biết nổi bật:

  • Bài được đăng từ fanpage bạn chưa từng nhấn like.
  • Dòng chữ “Sponsored” (Được tài trợ) bên dưới tên Fanpage.
  • Nút like page ở góc trên bên phải và nút CTA – Signup hoặc Messenger. 
  • Bài đăng bán hàng sẽ hiện ở cột bên phải trang chủ Facebook.

II. Tại sao cần dùng Facebook Ads 

Sau đây là một số các lý do nổi bật mà WISE BUSINESS nhận ra và tổng hợp trong quá trình thực hiện Facebook Ads: 

  • Facebook sở hữu lượng người dùng khủng.
  • Facebook lưu trữ tất cả các dữ liệu người dùng.
  • Tiếp cận chính xác chỉ với 3 audience.
  • Khả năng kết nối, tương tác với khách hàng.
  • Phân bố quảng cáo phù hợp.
  • Tốc độ lan truyền.
  • Linh động, chi phí thấp nhưng đạt hiệu quả cao 
  • Linh hoạt. 

Nào, các bạn đã sẵn sàng cùng WISE đi sâu vào tìm hiểu rõ những lý do trên rồi chứ? Chúng ta cùng bắt đầu tìm hiểu từng lý do trên.

1. Facebook sở hữu lượng người dùng khủng

Như đã nhắc đến ở đầu bài, cho đến hiện tại Facebook là nền tảng mạng xã hội sở hữu nhiều người dùng và vẫn đang có xu hướng tăng theo mỗi ngày, không thể thiếu khi sử dụng mạng xã hội nói chung. Tại Việt Nam nói riêng, Facebook ở thời điểm hiện tại đang nắm giữ vị thế cao nhất trong số các trang mạng xã hội. Dựa vào những ưu thế của mình cùng với sự phát triển không ngừng, Facebook Ads đã và đang từng ngày thu hút các doanh nghiệp, cá nhân tham gia càng nhiều.

2. Facebook lưu trữ tất cả các dữ liệu người dùng

Việc sử dụng Facebook cũng tương tự với việc chúng ta đồng ý cung cấp một số các thông tin cá nhân của mình cho kênh xã hội này. Người dùng tự nguyện cung cấp thông tin như: tên, giới tính, độ tuổi, năm sinh, giới tính, tình trạng hôn nhân,…

Hơn nữa, trong quá trình sử dụng, các thói quen về hành vi, sở thích, nội dung quan tâm… của người dùng được Facebook ghi nhận và lưu trữ có hệ thống. Mục đích chính từ hành động này của Facebook là có thể giúp cho quảng cáo trên Facebook tiếp cận khách hàng chính xác nhất.

Ngoài ra, việc ghi nhận những thông tin này còn nhằm mục đích thay đổi để tăng trải nghiệm người dùng, hiển thị chính xác nội dung mà người sử dụng quan tâm. 

Tiếp cận chính xác chỉ với 3 audience.

Facebook luôn tìm giải pháp khai thác dữ liệu một cách triệt để nhất. Tại nền tảng quảng cáo Facebook cung cấp 3 dạng Audience:

  • Core Audience: Giúp tiếp cận khách hàng theo dạng nhân khẩu học (độ tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, …), sở thích, hành vi, vị trí.
  • Custom Audience: Giúp nhà quảng cáo tiếp cận đến khách hàng đã tương tác với bạn trước đó: đã ghé page, từng gửi tin nhắn, từng tương tác với page,… 
  • Lookalike Audience: Giúp tiếp cận đến khách hàng có đặc điểm sử dụng hành vi Facebook giống với 1 tệp Audience mà bạn đã lưu trước đó. 

Khả năng kết nối, tương tác với khách hàng 

Thông qua sự kết nối từ website với Fanpage hoặc thông qua Facebook mà nhà sử dụng quảng cáo có thể thu thập ý kiến của khách hàng. Ngoài ra còn có thể lắng nghe và kết nối với khách hàng nhanh chóng. 

Xem thêm NHỮNG SAI LẦM LỚN NHẤT KHI CHẠY QUẢNG CÁO 

Phân bố quảng cáo phù hợp 

Khi chạy Facebook Ads, mẫu quảng cáo sẽ được đảm bảo hiển thị một cách hợp lý, phân phối đều đặn. Thông qua các báo cáo, nhà quảng cáo cũng có thể nắm rõ được quảng cáo của mình xuất hiện ở nơi đâu, thời gian nào, mức độ hiệu quả,… một cách dễ dàng. 

Tốc độ lan truyền nhanh 

Nhờ tính kết nối cao mà Facebook có khả năng lan truyền cao. Nếu khách hàng tương tác với mẫu quảng cáo, trên newsfeed trên của bạn bè khách hàng cũng xuất hiện quảng cáo của doanh nghiệp. Hành động này làm thu hút sự chú ý tới Fanpage theo tự nhiên. Để làm được điều ấy, ngoài quảng cáo thì còn cần phải sáng tạo, đổi mới nội dung phù hợp trên fanpage.

Linh động, chi phí thấp nhưng đạt hiệu quả cao

Facebook Advertisement là gì mà lại có thể được sử dụng rộng rãi đến vậy? Không ít người sẽ vấp phải thắc mắc “Tại sao tốn chi phí khổng lồ như vậy mà vẫn được sử dụng nhiều tới như thế”. Nhưng đây chỉ là cái nhìn của một số ít “người mới”. 

Trong thực tế, ngân sách để chi cho quảng cáo Facebook linh động. Doanh nghiệp có thể chi trả tùy theo ngân sách trong khả năng của mình. 

Chi phí quảng cáo trên Facebook được tính theo hình thức CPC (Cost Per Click), CPM (Cost Per Impression). 

Chỉ cần tốn vài triệu đồng mỗi tháng để tiếp cận đến hàng triệu khách hàng tiềm năng so với hàng chục/ hàng trăm triệu VNĐ cho TVC. 

Linh hoạt

Các chiến dịch Facebook Ads có thể linh hoạt, điều chỉnh dễ dàng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể bật nhiều quảng cáo cùng lúc, điều chỉnh đối tượng, hình thức hiển thị, chi phí tương ứng với từng chiến dịch. Hay là chủ động về thời gian quảng cáo hiển thị để có thể tiếp cận nhiều khách hàng mục tiêu nhất có thể. 

Ngoài ra, Facebook còn cho phép dẫn khách hàng đến website của doanh nghiệp. Gắn URL trang đích giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi khi thiết lập quảng cáo.

nhận tư vấn
WISE BUSINESS

III. Các loại Facebook Ads 

Quảng cáo trên Facebook được định dạng phụ thuộc phần lớn vào mục tiêu và loại quảng cáo mà người chạy/ doanh nghiệp áp dụng. 

1. Quảng cáo theo mục tiêu 

Có 3 loại quảng cáo Facebook theo mục tiêu:

tao-chien-dich-chay-quang-cao-768x372 Facebook Ads theo mục tiêu

  • Awareness (Nhận thức): Nhằm mục tiêu là phần đỉnh của sale funnel. Quảng cáo xây dựng nhận thức và sự quan tâm đối với sản phẩm/ dịch vụ bằng cách:
    • Brand Awareness (Nhận thức về thương hiệu): Khuyến khích khám phá thương hiệu
    • Local Awareness (Nhận thức địa phương): Khuyến khích tìm hiểu doanh nghiệp địa phương. (tùy chọn mục tiêu giới hạn số lượng, mục tiêu dựa vào độ gần gũi với doanh nghiệp)
    • Reach (Phạm vi tiếp cận): Hiển thị quảng cáo với lượng người dùng tối đa. (số lượng có hạn)
  • Consideration (Xem xét): Loại quảng cáo này làm cho mọi người suy nghĩ về sản phẩm, doanh nghiệp hay dịch vụ và tìm kiếm các thông tin về nó. Có thể nhận thấy qua:
    • Traffic: Dẫn mọi người đến trang web của bạn.
    • Engagement: Tạo động lực thúc đẩy engagement đến với doanh nghiệp.
    • Page likes: Tăng lượt thích trang Facebook.
    • Post Engagement: Tăng sự tương tác với doanh nghiệp.
    • Ofer Claims: Làm cho mọi người yêu cầu một đề xuất.
    • Event Responses: Gây thu hút mọi người tham gia sự kiện.
    • App Installs: Tạo cài đặt ứng dụng.
    • Video Views: Lượt xem video. 
    • Lead Generation: Đạt được khách hàng tiềm năng mới thông qua hình thức mà người dùng Facebook có thể cung cấp ngay trên nền tảng.
    • Messenger Ads: Gửi quảng cáo cho mỗi cá nhân ngay vào tài khoản Facebook messenger của họ.
  • Conversion (Chuyển đổi): Quảng cáo chuyển đổi khuyến khích mỗi cá nhân thực hiện một hành động cụ thể hoặc mua sản phẩm, dịch vụ. Bao gồm các mục tiêu:
    • Conversion: Thúc đẩy hành động trên trang web 
    • Product Catalog Sales (Danh mục sản phẩm bán hàng): Tạo động lực thúc đẩy doanh số 
    • Store Visits (Lượt truy cập của hàng): Lượt truy cập đặt chân đến cửa hàng. 

2. Quảng cáo theo thể loại 

Hình ảnh 

Nên sử dụng image của sản phẩm hoặc thương hiệu quảng cáo. Các định dạng ảnh được hỗ trợ gồm: JPEG, JPG, PNG, HEIC, IFF, JP2, GIF, …

Tuy nhiên Facebook khuyến khích sử dụng file ảnh với tỷ lệ 1.91:1 đến 4:5.

tao-quan-cao

Hình ảnh quảng cáo Facebook

Video

Làm bắt mắt hơn trên newsfeed với nhiều image chuyển động trong quảng cáo. 

quang-cao-facebook

Hình ảnh quảng cáo Facebook

Carousel (Quảng cáo băng chuyền)

Cho phép hiển thị tối đa 10 ảnh/ video trong một quảng cáo, mỗi quảng cáo có liên kết riêng.

quang-cao-tiki

Trải nghiệm tức thì

Trải nghiệm tức thì xuất hiện khi người xem ấn vào quảng cáo trên di động của họ. Việc này làm nổi bật nhãn hiệu, sản phẩm/ dịch vụ được quảng cáo.

quang-cao-facebook

Hình ảnh quảng cáo Facebook

Bộ sưu tập 

Bộ sưu tập nhiều sản phẩm mở ra như một trải nghiệm tức thì khi có một số người tương tác. Khách hàng có thể dễ dàng tham khảo và khám phá các sản phẩm một cách trực quan nhất. 

anh-quang-cao

Hình ảnh quảng cáo Facebook

IV. Hoạt động của Facebook Ads 

Quảng cáo trên Facebook nhắm vào mục tiêu người dùng dựa vào vị trí, độ tuổi, nhân khẩu, thông tin cá nhân. 

Khi đăng ký sử dụng Facebook, bạn sẽ bắt buộc điền đầy đủ các thông tin cơ bản (tên thật, tuổi, tình trạng hôn nhân, vị trí địa lý, sở thích,…) mà Facebook yêu cầu. Facebook sẽ dựa trên lượng thông tin đã thu thập và cài đặt trong quảng cáo này và đưa mẫu quảng cáo của doanh nghiệp tiếp cận, kết nối với người dùng. Cùng với đó là thiết lập ngân sách và giá cho mỗi lần click (CPC – Cost Per Click) tương ứng với số lượng người mà bạn muốn Facebook tiếp cận/ lượt hiển thị. 

Điều quan trọng hàng đầu trong quảng cáo Facebook chính là Target – Nhắm mục tiêu quảng cáo. Để làm được điều này, bạn cần điều chỉnh các Options dưới đây sao cho phù hợp với sản phẩm hiện tại của doanh nghiệp mình:

  • Location (Vị trí)
  • Age – Gender (Tuổi và giới tính)
  • Interests (Sở thích).
  • Broad Categories (Danh mục mở rộng): Có thể chọn hoạt động hay sở thích mà khách hàng của bạn thường có.

Từ những thông tin này, Facebook sẽ sử dụng để tìm kiếm khách hàng tiềm năng và hiển thị quảng cáo của bạn.

Xem thêm: FANPAGE FACEBOOK LÀ GÌ 

V. Những ai nên quảng cáo trên Facebook 

Bật mí “quy tắc ngầm” bạn cần biết đó là phải luôn theo dõi, kiểm tra kênh marketing mới. Cần phải xem xét xem doanh nghiệp có phù hợp với cách tiếp thị đó hay là không trước khi bắt tay vào thực hiện. 

Và đương nhiên là Facebook cũng không  ngoại trừ, có khá nhiều các doanh nghiệp đi trước đã vấp phải thất bại khi tiến hành chạy quảng cáo trên Facebook vì lý do không phù hợp.

Biết rằng quảng cáo trên Facebook là loại quảng quáng thiêng về hiển thị hơn là sự tìm kiếm. Bởi nó được tạo ra nhằm mục đích tạo ra nhu cầu chứ không phải là để cung ứng nhu cầu. 

Low-Friction Conversions – Chuyển đổi tương tác thấp 

Các doanh nghiệp thường sử dụng Facebook Ads thành công thường sử dụng chiến lược: đề xuất người dùng đăng ký – không ép mua, còn gọi là những yêu cầu Low-friction conversions – chuyển đổi tương tác thấp. 

Mô hình kinh doanh 

Mô hình kinh doanh phù hợp nhất là kiếm tiền lâu dài. Nên tìm kiếm nguồn thu nhập từ người dùng theo thời gian chứ không hẳn chỉ một thời điểm duy nhất. 

Mặc dù khách hàng đã cung cấp email, nhưng doanh nghiệp cần phải xây dựng niềm tin bền vững, lâu dài trước khi khách hàng mua sản phẩm/ dịch vụ. 

Những đơn hàng nhỏ lẻ nhưng lâu dài mới là mục tiêu cần phải hướng tới thay vì chỉ mong đợi từ những đơn hàng có giá trị lớn. Để đạt được điều này, cần phải bỏ ra nhiều công sức của nguồn lực cũng giống như thời gian để chăm sóc, tiếp thị khách hàng.

VI. Cách target quảng cáo Facebook 

Việc không nhắm đến mục tiêu chuẩn xác là sai lầm lớn nhất mà các nhà tiếp thị phạm phải khi dùng Facebook Ads. 

Target của quảng cáo trên Facebook là độc nhất, doanh nghiệp có thể target khách hàng bằng cách:

1. Location – Vị trí 

Tùy chọn vị trí được cho phép bạn nhắm mục tiêu người dùng theo vị trí địa lý. Doanh nghiệp có thể chọn lựa mục tiêu gần với sản phẩm hoặc thế giới. Có thể target theo quốc qua, thành phố, quận,… 

quang-cao-faecebook

Target Facebook Ads theo vị trí

2. Age and gender – Tuổi và giới tính 

Việc này cần xác định độ tuổi và giới tính của khách hàng mục tiêu hiện tại. 

3. Interest – Sở thích 

Lựa chọn này có thể được xem là quan trọng nhất trong số những tùy chọn cần phải target. Chính vì nó được xem là quan trọng nên thường xuyên bị lạm dụng. 

target-doi-tuong-facebook-theo-so-thich-600x375

Target Facebook Ads theo sở thích

Có 2 tùy chọn khi tạo quảng cáo:

Target theo danh mục mở rộng – Broad Category 

Đây là cách nhắm mục tiêu cơ bản nhất, khi nhập sở thích vào để target thì số lượng người trong tệp sẽ lớn. Một tệp có thể chứa đến 5 triệu người.

Sử dụng cách này thường tiêu tốn không ít chi phí hơn là hiệu quả thu lại do phải tiếp cận một lượng lớn người dùng. Tuy nhiên, nếu xây dựng content chất lượng tốt, thu hút sẽ có cơ hội thành công.

Nếu sử dụng tính năng này cần phải lưu ý tách riêng các tệp theo từng sở thích để có thể dễ dàng test mức độ hiệu quả của những tệp đó. So sánh mức độ phù hợp của từ khóa sở thích sẽ chọn được tệp khách hàng tốt hơn để bắt đầu chạy ads. Từ đó đem tỷ lệ ROI (Return on Investment – Roi là tỷ lệ lợi nhuận ròng/ tổng chi phí đầu tư) khả quan hơn. 

Một lưu ý nho nhỏ đó là không phải tệp khách hàng to là tốt, mà bạn còn cần chú ý đến những con số khác nữa nhé. 

Target theo sở thích chi tiết – Precise Interest 

Có thể hiểu tác dụng target trong quảng cáo Facebook này target theo thông tin người dùng. Cần phải điền target từ khóa có liên quan đến thông tin trên hồ sơ như: danh sách những trang được khách hàng thích, những apps họ sử dụng hay những nội dung mà họ đăng lên timeline Facebook. 

Khi thực hiện target kiểu này, Facebook sẽ cung cấp một lượng đối tượng phù hợp với từ khóa sở thích và hiện thêm đề xuất sở thích khác. Facebook sẽ cho phép hiển thị giá thầu đề xuất khi sở thích đã được xác định. 

Target sở thích chi tiết cho phép tập trung vào các tiêu chí cụ thể thay vì target các từ ngữ rộng rãi như yoga, du lịch,… Cần phải điều tra nghiên cứu người tiêu dùng trước khi sử dụng loại target này. 

Những sở thích này còn phải là “điểm chung” của đối tượng đang hướng đến. 

Target dạng này sẽ đưa ra nhóm ít được nhắm mục tiêu. Và bản thân các nhóm này cũng chính xác và chất lượng hơn khi đối chiếu với target mở rộng, tỷ lệ ROI cũng cao hơn.

VII. Theo dõi hiệu suất (Tracking Performance) và lưu ý

1. Theo dõi hiệu suất (Tracking performance)

Conversion Tracking – Theo dõi chuyển đổi 

Phân chia chiến dịch theo nhóm yêu thích, thói quen để theo dõi mức độ hiệu suất cao của từng nhóm mang lại. 

Có thể theo dõi bằng cách thêm URL và utm campaign. Dùng utm_content để phân biệt các quảng cáo. 

Performance Tracking – Theo dõi hiệu suất 

Các doanh nghiệp có thể theo dõi năng suất của mình trong giao diện quảng cáo Facebook. Bạn cần để mắt đến chỉ số quan trọng nhất – chỉ số nhấp (CTR – Click-through-rate).  Đây chính là số lần nhấp nhận được và cũng chính là số tiền bạn cần phải trả cho quảng cáo. 

Quảng cáo sẽ trở nên đắt hoặc sẽ bị ngừng khi quảng cáo có CTR thấp. Ngược lại, những quảng cáo với CTR cao sẽ có khá nhiều lần nhấp và phù hợp với ngân sách hơn. 

Cần theo dõi chặt chẽ CTR hơn giữa quảng cáo dựa trên sở thích và những quảng cáo khác để so sánh mức độ phù hợp. 

Tất cả hiệu suất dù cao hay thấp đều sẽ có xu hướng giảm dần theo thời gian. Nhất là thời điểm khi mà đối tượng mục tiêu nhỏ, nó sẽ xảy ra với tốc độ càng nhanh. Thông thường thì lưu lượng truy cập sẽ bắt đầu giảm dần sau từ 3 – 10 ngày. 

Khi điều này xảy ra, việc cần làm là làm mới quảng cáo với anh, content bằng cách thay đổi hình ảnh, câu từ.

Lưu ý: Không được chỉnh sửa quảng cáo Facebook đang chạy hiện tại và xóa tất cả quảng cáo không có lượt click. Ngoài ra, bạn có thể tiếp tục thay đổi ảnh sau mỗi tuần cho đến khi những quảng cáo này không còn lượt click.

2. Những lưu ý 

Trong tiến trình chạy quảng cáo Facebook không thể tránh khỏi những vi phạm về chính sách. Cùng tìm hiểu xem những vi phạm nào cần tránh để không mắc những vi phạm này nhé. 

Sử dụng từ ngữ

Những từ bị Facebook cấm có liên quan đến:

    • Lĩnh vực y tế – sức khỏe: Facebook cấm sử dụng các từ tương quan đến tên bệnh, nội tạng cơ thể, từ chỉ người bệnh, tên thuốc, từ ngữ mang tính tiêu cực. 
    • Kinh tế tài chính – tiền tệ: Những từ bị cấm khi chạy Facebook Ads thường liên quan đến “VAY” như: giải ngân cho vay, vay vốn ngân hàng, lãi vay, vay tín chấp,…
    • Liên quan đến cảm xúc, tinh thần: Trầm uất, tự tử,… 
    • Thành phần hóa học: Vitamin, collagen,…
    • Phân biệt chủng tộc và giới tính: Những từ ngữ như ông kia, bà nọ, người da đen, dân tộc,…
    • Quảng cáo về camera theo dõi.
    • Content sai sự thật hoặc gây hiểu nhầm: Cam kết 100%, cam đoan,… 
  • Sử dụng hình ảnh nhạy cảm.
  • Sử dụng hình ảnh bạo lực: Máu me, bạo lực,…
  • Vi phạm bản quyền thương hiệu: Sử dụng từ ngữ của các thương hiệu lớn như Adidas, Gucci, … để quảng cáo cho shop bán hàng fake.
  • Các từ bị cấm khác: Thuốc lá, tăng/ giảm cân,…

Trong quá trình chạy quảng cáo 

Cần tuân theo những quy tắc được đặc ra từ Facebook khi chạy quảng cáo. Một trong số những nguyên nhân dẫn đến vi phạm như:

  • Vi phạm chính sách quảng cáo 
  • Spam: Chạy nhiều quảng cáo trên một IP 
  • Trả chi phí quảng cáo không đúng hạn/ bùng quảng cáo.
  • Tài khoản quảng cáo ít hoạt động không đáng tin cậy  
  • Liên tục bật tắt các chiến dịch quảng cáo 
  • Target không đúng độ tuổi người tiêu dùng…

Trong thời đại bùng nổ công nghệ như hiện nay cùng với sự phát triển vượt bậc của Facebook, thật tiếc khi mà các doanh nghiệp vẫn chưa sử dụng Facebook Ads vào hoạt động Marketing của mình. Một sự hiểu biết nhất định đối với Facebook kết hợp với một chiến lược cụ thể có thể giúp doanh nghiệp của bạn để lại ấn tượng tốt trong tâm trí khách hàng. 

Nếu bạn gặp khó khăn trong quá trình quảng cáo trên Facebook, hãy liên hệ ngay với WISE BUSINESS để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí một cách nhanh chóng nhất. 

Ngoài ra, đừng quên Follow WISE BUSINESS và Like FANPAGE để cập nhật những chia sẻ, thông tin bổ ích nhất. 

Học IELTS online
Học IELTS online

Khóa học Marketing thực chiến

đến từ chuyên gia hàng đầu

"Hãy like và share nếu thấy bài viết hữu ích. Sự ủng hộ của bạn sẽ giúp chúng tôi có thêm động lực sản xuất nhiều kiến thức giá trị hơn"

Lương Hồng Ngọc

Lương Hồng Ngọc

Co-Founder & Vice Director WISE BUSINESS. Giám đốc Marketing Hệ thống Trung tâm Anh ngữ WISE ENGLISH. Chuyên gia Marketing, diễn giả đào tạo về Marketing. Gần 10 năm kinh nghiệm trong ngành, trong đó có nhiều năm kinh nghiệm làm Marketing tại Vietnam Airlines, và là người phụ trách xây dựng thương hiệu của Hệ thống Trung tâm Anh ngữ WISE ENGLISH từ những ngày đầu thành lập.

Bài viết liên quan

EnglishTiếng Việt
0764.290.777
0764290777

Hotline: 0901270888