QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN PHƯƠNG PHÁP DÙNG TIỀN CHO CUỘC ĐỜI GIÀU SANG

Share on facebook
Share on linkedin
Share on twitter
Share on pinterest
5/5 - (2 bình chọn)

Quản lý tài chính cá nhân chính là con đường nhanh nhất để tự do tài chính. Nếu bạn không chăm sóc những gì bạn có, nó sẽ biến mất bất cứ lúc nào và tiền bạc của bạn cũng vậy. Việc áp dụng triệt để những phương pháp quản lý tài chính cá nhân hiệu quả mà WISE Business sẽ chia sẻ cho bạn ở bài viết này sẽ cho phép bạn tập trung tối đa vào những gì bạn muốn.

I. Quản lý tài chính cá nhân là gì?

quan ly tai chinh ca nhan la gi

Quản lý tài chính cá nhân giúp gia tăng thu nhập cá nhân, hạn chế chi tiêu và mở rộng khoản đầu tư của bạn

Quản lý tài chính cá nhân là một trong những kỹ năng vô cùng quan trọng. Robert Kiyosaki – tác giả cuốn sách nổi tiếng “Cha giàu – Cha nghèo” đã từng nói: “Không quan trọng là bạn kiếm được bao nhiêu tiền mà quan trọng là bạn giữ được bao nhiêu tiền, làm thế nào để tiền phục vụ bạn và để tiền có thể sinh thêm tiền”. 

Chính vì thế kỹ năng này được rất nhiều chuyên gia và tổ chức quốc tế khuyến nghị học tập để tạo nên một lối sống với nguồn tài chính ổn định, giảm bớt áp lực cho các hộ gia đình nói riêng và đất nước nói chung.

II. Tại sao phải quản lý tài chính cá nhân?

Khi bạn có thể quản lý tài chính cá nhân một cách hợp lý bạn có thể gia tăng thu nhập cá nhân, hạn chế chi tiêu và mở rộng khoản đầu tư của bạn. Đồng thời, quản lý tài chính cá nhân cũng giúp bạn hạn chế tối thiểu các rủi ro thường xảy ra trong cuộc sống. Từ đó bạn có thể đạt đến ước mơ tự do tài chính và sẽ không bị áp lực về tài chính ở cả hiện tại và tương lai. 

III.  5 phương pháp dùng tiền cho cuộc đời giàu sang 

phuong phap quan ly tai chinh ca nhan la gi

Nếu bạn có một mục tiêu tài chính rõ ràng, bạn có thể dễ dàng đạt điều mà bạn mong muốn hơn so với việc chỉ tiết kiệm mỗi tháng như thông thường.

1. Lập mục tiêu tài chính rõ ràng 

Đầu tiên, bạn hãy lên kế hoạch và mục tiêu tài chính rõ ràng bao gồm chi tiết như học phí, tiền chi tiêu hàng ngày, tiền mua sắm, tiền khám bệnh,. . Sau khi đã liệt kê tất cả các khoản chi và thu bạn hãy chia chúng ra làm 3 loại cơ bản bao gồm:

  • Quan trọng: Không thể cắt giảm
  • Ít quan trọng: Có thể cắt giảm
  • Không quan trọng: Phải cắt giảm

Nếu bạn có một mục tiêu tài chính rõ ràng, bạn có thể dễ dàng đạt điều mà bạn mong muốn hơn so với việc chỉ tiết kiệm mỗi tháng như thông thường. 

Mục tiêu có thể ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn nhưng phải có lộ trình cụ thể và sự kỷ luật. Nếu bạn có dự định trong 1 năm phải mua một chiếc laptop mới để phục vụ công việc. Số tiền dự tính là khoảng 30-35 triệu đồng. Vậy thì bạn mỗi tháng bạn cần tiết kiệm ít nhất là 3 triệu để đạt được điều đó. Ngoài tiết kiệm ra, bạn phải giảm mục chi tiêu không quan trọng và hạn chế mục chi tiêu ít quan trọng để đảm bảo bạn sẽ thực hiện được mong muốn mà tỷ lệ phần trăm khó khăn ít nhất. 

2. Tiết kiệm 10 – 15% khi nhận lương hàng tháng 

Tiết kiệm ít nhất 10-15% thu nhập hàng tháng là nguyên tắc quản lý tài chính cơ bản nhưng hiệu quả cao cho người mới bắt đầu. Nếu tổng thu nhập của bạn là 10 triệu đồng/tháng, bạn cần tiết kiệm 1-1,5 triệu đồng mỗi tháng.

Sau khi điều chỉnh, bạn có thể tăng khoản tiết kiệm lên 20%, 25%, 30% và tối đa 50% thu nhập hàng tháng của mình. Hãy nhớ rằng khoản tiết kiệm của bạn nên được tích lũy dần dần. Nếu bạn đặt mục tiêu quá cao ngay từ đầu, bạn có thể nhanh chóng bỏ cuộc.

3. Đa dạng nhiều nguồn thu nhập

Có một sự thật rằng thành công của một doanh nhân không chỉ nằm ở những bí quyết quản lý tài chính hiệu quả mà còn nằm ở nhiều nguồn thu nhập khác nhau. Đối với bạn cũng vậy, đây là một “bước tiến” đến tự do tài chính.

Nếu bạn có thời gian rảnh rỗi ngoài giờ hành chính, bạn có thể làm nhiều việc khác, chẳng hạn như: Ví dụ: viết nội dung cho công việc, quản lý fansite hoặc điều hành một doanh nghiệp nhỏ. Nhưng cũng nên nhớ rằng khi bạn có rất nhiều việc phải làm, bạn cần phải biết cách sắp xếp và phân bổ thời gian của mình một cách hợp lý.

4. Trang bị các hợp đồng bảo hiểm, ngân hàng

cac phuong phap quan ly tai chinh ca nhan

Đăng ký bảo hiểm là cách quản lý tài chính cá nhân đem lại lợi nhuận lâu dài

Hiện nay, nhiều hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không chỉ bảo vệ tài chính của thành viên trước rủi ro cuộc sống mà còn giúp thành viên rèn luyện và quản lý tốt việc quản lý chi tiêu, có đủ thu nhập để an nhàn khi về hưu và còn được hưởng các quyền lợi đầu tư.

Bạn không cần phải chi quá nhiều tiền cho bảo hiểm nhân thọ. Theo các chuyên gia tài chính, 10% đến 15% thu nhập hàng tháng của bạn là tối ưu cho bảo hiểm nhân thọ.

5. Luôn tuân thủ và kiên nhẫn khi quản lý tài chính cá nhân

Đây có lẽ không phải là phương pháp dùng tiền nhưng nó chính là cách giúp bạn nhanh chóng có được điều bạn mong muốn nhất. Đặt mục tiêu tuân thủ và kiên nhẫn khi quản lý tài chính cá nhân sẽ giúp bạn không bị xao nhãng, thúc đẩy bạn hoàn thành mục tiêu hơn. Ngoài ra khi bạn rèn luyện được đức tính kỷ luật và kiên nhẫn thì chắc chắn mọi khó khăn trong cuộc sống đều không thể làm khó được bạn. 

IV. 4 quy tắc quản lý dòng tiền hiệu quả được người thành công áp dụng 

Nếu chỉ có phương pháp mà không có nguyên tắc nhất định thì sẽ không thể gọi là quản lý tài chính. Chính vì thế, sau đây là 4 quy tắc quản lý dòng tiền đỉnh cao đã được người thành công áp dụng:

1. Quy tắc 50-30-20

Đây được coi là quy tắc quản lý dòng tiền cá nhân cơ bản nhưng rất hiệu quả và bạn chỉ cần chia thu nhập của mình thành ba khoản.

  • 50% thu nhập của bạn sẽ được sử dụng cho các chi phí sinh hoạt như nhà ở, thực phẩm và phương tiện đi lại.
  • 30% dành cho chi tiêu linh hoạt như giải trí và khách sạn… bạn có thể cắt giảm nếu muốn.
  • 20% sẽ dành để trả nợ và gửi tiết kiệm. Bạn có thể chia các khoản tiết kiệm này thành nhiều tài khoản theo mục tiêu để dễ theo dõi.

– Ưu điểm:

Dễ nhớ, dễ hiểu, dễ vận dụng. Áp dụng cho nhiều đối tượng với nhiều nguồn thu nhập khác nhau.

-Nhược điểm: 

Mỗi cá nhân thực hiện yêu cầu phải có tinh thần tự giác cao.

2. Quy tắc 6 cái lọ 

Quy tắc 6 chiếc lọ được tạo ra bởi Harv Eker – Tác giả của nhiều cuốn sách tài chính nổi tiếng thế giới như Bí mật tư duy triệu phú và Làm giàu nhanh chóng,..

Quy tắc này sẽ chia dòng tiền của bạn thành 6 chiếc lọ bao gồm: 

  • Lọ 1 – Chi phí cơ bản (55% thu nhập của bạn) bao gồm các chi phí cho sinh hoạt hàng ngày như ăn uống, thuê nhà, điện, nước…
  • Lọ 2 – Tiết kiệm dài hạn (10% thu nhập) cho các mục tiêu tiết kiệm dài hạn như mua nhà, mua xe, kết hôn, kinh doanh.
  • Lọ 3 – Quỹ giáo dục (10% thu nhập) để tham gia các khóa học cấp chứng chỉ, kỹ năng, workshop… nhằm nâng cao kiến ​​thức chuyên môn và tăng cơ hội thăng tiến.
  • Lọ 4 – Hưởng (10% thu nhập) như phần thưởng cho bản thân sau khi làm việc chăm chỉ và tiết kiệm.
  • Lọ 5 – Quỹ đầu tư tài chính (10% thu nhập) được dùng để đầu tư, gửi tiết kiệm, gửi vốn kinh doanh… để sinh lời kết hợp tạo thu nhập thụ động.
  • Lọ 6 – Quỹ từ thiện (5% thu nhập) dùng để ủng hộ người thân, bạn bè hoặc quỹ cộng đồng.

-Ưu điểm:

Tạo tính kỷ luật cho người tiết kiệm.

-Nhược điểm:

Khó áp dụng và không thích hợp cho người mới bắt đầu và những người có thu nhập dưới trung bình.

 

3. Quy tắc quản lý tài chính với bản excel

Với Excel bạn có thể quản lý tài chính cá nhân một cách dễ dàng. Cách thức làm một bản excel rất đơn giản, bạn cần đảm bảo những mục sau:

-Tên bảng quản lý tài chính cá nhân: có thể là tên bạn đặt hoặc mục tiêu của bạn

-Các cột thông tin bao gồm: chi tiêu hàng ngày, thu nhập, tiền đầu tư,..

Bạn có thể áp dụng công thức tính tự động của Excel để tính toán một cách nhanh chóng hơn. Ví dụ:

-Sử dụng nhanh các phép tính +,-,*,/. 

-Sử dụng SUM để tính tổng trong cột.  

 

4. Quy tắc quản lý tài chính với Sổ Kakeibo

Phương pháp Kakeibo rất đơn giản, tất cả những gì bạn cần là một cuốn sổ và một cây bút để ghi lại tất cả thu nhập và chi tiêu của bạn. Ghi chép vào sổ tay sẽ giúp bạn theo dõi và quản lý thói quen chi tiêu của mình.

Để làm cho ứng dụng dễ dàng hơn, bạn phải làm theo các bước cụ thể sau:

Bước 1: Ghi lại khoản thu bao gồm các khoản lương chính, tiền người khác nợ bạn và các khoản thu ngoài khác như lãi tiết kiệm, chứng khoán, hoặc các công việc freelance,… 

Bước 2: Ghi lại các khoản chi bao gồm: tiền nước, tiền nhà, tiền điện, tiền internet, tiền điện thoại…

Bước 3: Phân loại thành 3 khoản như mục số 2 mình đã phân tích. 

Bước 4: Xây dựng những cam kết tương đương với hình phạt nếu bạn vi phạm trong tháng.

Bước 5: Tổng kết và tối ưu lại chi tiêu của bạn. Để làm được điều này bạn cần trả lời được 4 câu hỏi sau:

  • -Bạn đã đạt được mục tiêu tiết kiệm của mình trong tháng chưa?
  • -Bạn đã tiêu quá nhiều vào tài khoản nào?
  • -Bạn có thể tiết kiệm nhiều hơn kế hoạch đề ra không?
  • -Làm thế nào để có thể cải thiện trong vài tháng tới?

Khi đã trả lời câu hỏi này một cách thuần thục và dễ dàng, WISE tin rằng bạn đã có thể tiết kiệm để đạt tới thành công với mục tiêu tự do quản lý tài chính của bạn rồi.

V. 5 sách quản lý tài chính cá nhân hay

sach quan ly tai chinh ca nhan

sach-ve-quan-ly-tai-chinh-ca-nhan

1.  Người giàu nhất thành Babylon ( George S.Clason)

2. Tiền làm chủ cuộc sống ( Tony Robbins)

3. Nghệ thuật quản lý tài chính cá nhân ( Brian Tracy Dan Strutzel)

4. Con đường tự do tài chính ( Bodo Schaefer)

5. 10. Bí kíp làm chủ đồng tiền ( tác giả Ken Honda)

VI. Lời kết

Và đó là những phương pháp và nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân mà WISE Business đã chia sẻ đến các bạn. Hãy nhớ rằng không có nguyên tắc hay biện pháp kiểm soát nào là hoàn hảo. Điều quan trọng là bạn cần tuân thủ và kiên nhẫn với những mục tiêu đã đặt ra trước đó và hướng tới chúng. Đây là cách duy nhất để nhanh chóng thoát ra khỏi “vòng xoáy nợ nần” và dần tiến tới tự do tài chính.

Theo dõi website WISE Business, group GIÀU LÊN NHỜ MARKETING và group Zalo CHIA SẺ BÍ QUYẾT KHỞI NGHIỆP để cập nhật thêm nhiều tin tức mới nhé!

Ứng tuyển ngay

Học IELTS online
Học IELTS online

"Hãy like và share nếu thấy bài viết hữu ích. Sự ủng hộ của bạn sẽ giúp chúng tôi có thêm động lực sản xuất nhiều kiến thức giá trị hơn"

Kinh doanh khôn ngoan

Kinh doanh khôn ngoan

Bài viết liên quan

EnglishTiếng Việt
0764.290.777
0764290777

Hotline: 0901270888