NGUYÊN TẮC QUẢ TÁO HỎNG – BÀI HỌC VỀ QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ

Share on facebook
Share on linkedin
Share on twitter
Share on pinterest
5/5 - (4 bình chọn)

Bạn có một đĩa táo, sau một thời gian có một quả táo hỏng nhẹ. Bạn cố gắng giữ lại quả táo bằng cách gọt bỏ phần hỏng đi. Bạn nghĩ vậy là ổn nhưng không lâu sau, quả táo đó lại tiếp tục hỏng. Bạn lại gọt bỏ phần hỏng lần nữa. Nhưng sau vài lần như vậy bạn mất cả quả táo hỏng lẫn những quả táo còn lại.

qua-tao-hong

Một người khác cũng có một đĩa táo và trong đó cũng có một quả táo bắt đầu hỏng. Người đó cũng gọt bỏ phần hỏng đi như bạn, nhưng đến lần thứ hai quả táo tiếp tục hỏng thì họ đã vứt hẳn quả táo đó đi. Vậy là họ giữ được số táo còn lại không bị hỏng theo.

Bài học rút ra được là gì? Nếu bạn đã cố gắng cứu vãn nhưng không thể cải thiện thì phải biết từ bỏ một điều gì đó vì những điều còn lại như cách người thứ hai đã vứt quả táo hỏng đi để giữ cho những quả táo khác không bị nhiễm bệnh và hư theo. Bạn càng tiếc nuối, bạn mất càng nhiều.

Những điều ở trên được gọi là “Nguyên tắc quả táo hỏng”, đây là một nguyên tắc bạn luôn phải nắm vững nếu muốn có thể xây dựng đội ngũ thành công. Mặc dù việc gắn kết tập thể rất quan trọng nhưng bạn cũng phải nhận biết được rằng việc đào thải những thành phần không phù hợp, gây hại cũng mang tầm quan trọng không kém.

Chắc hẳn bạn sẽ không muốn để một thành phần tiêu cực phá nát những gì bạn đã khổ công gầy dựng đúng không? Vậy thì hãy lưu ý hai điều sau đây:

I. Đừng nuối tiếc “quả táo hỏng”.

Việc bạn cố gắng giữ lại những thành phần tiêu cực rất có hại đối với đội nhóm nói riêng và tổ chức nói chung. Những người này thường chỉ biết đến lợi ích cá nhân, luôn cho bản thân là quan trọng nhất, không nghĩ đến người khác cũng như tổ chức, không có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp khác, thiếu tôn trọng cấp trên.

Đó được nhìn nhận là những người chỉ biết đòi hỏi lợi ích cá nhân, không hề có sự hợp tác với người khác, luôn tự cho rằng bản thân rất quan trọng, thiếu tôn trọng với ban giám đốc, thiếu sự quan tâm với đồng đội, và nguy hiểm nhất là họ đang trở thành những người đầu têu kéo nhiều người thành những người giống họ.

Lý giải cho chính sách nhân sự sai lầm của công ty nọ như sau: đối thủ tích cực hút người mà mình không có phương án thay thế nên vẫn cố gắng níu giữ những nhân viên đó mà không dám mạnh tay sa thải. Tuy nhiên vì chưa biết đến nguyên tắc quả táo nên họ đang gieo mầm họa cho doanh nghiệp của mình mà không hề biết.

Hãy thử nghĩ xem những người như vậy có thể làm được gì cho tổ chức của bạn ngoài việc chia rẽ nội bộ, gây bất đồng và lôi kéo bè phái? Vậy nên đừng mềm lòng khi sa thải họ vì một người ra đi thay vì cả tổ chức ra đi.

bat-dong

nhận tư vấn
WISE BUSINESS

II. Một “quả táo hỏng” sẽ làm hỏng cả đĩa táo.

Thái độ tồi phải được chỉ điểm vì nó luôn gây ra những mối bất đồng, sự oán giận trong tổ chức. Vì vậy, người quản lý cần phát hiện và loại bỏ những người có thái độ tồi ra khỏi tổ chức trước khi người đó phá hủy toàn bộ cố gắng của tổ chức. Bên cạnh việc họ là người tiêu cực thì họ cũng sẽ không ngừng gieo rắc sự tiêu cực đó lên những người khác. Dần dần sẽ có càng nhiều hơn thành phần tiêu cực trong tổ chức. Điều này có thể sẽ khiến công sức của bạn đổ sông đổ biển nếu bạn không dừng nó lại kịp thời.

Những người không phù hợp sẽ bị loại khỏi tập thể dù vị trí có cao đến đâu, năng lực tốt đến thế nào nếu không phù hợp. Khi lệnh sa thải được đưa ra, máy tính của người này sẽ bị vô hiệu hóa ngay lập tức, họ không còn được phép truy cập được vào mạng lưới dữ liệu chung nữa.

Và khi đó cho dù tiêu cực đến mức nào cũng không có cơ hội đánh cắp hay phá hoại dữ liệu. Vì mọi thứ được quản lý bằng hệ thống nên việc bàn giao công việc cực kỳ nhanh để mọi thứ được giải quyết nhanh gọn. Thực tế, hầu hết các ứng viên để trở thành nhân viên đều phải có thái độ tốt với công ty nhưng đó là chỉ bước khởi đầu.

Nhưng nếu một công ty mà có bất cứ nhân viên nào đều bị chuyển từ người có thái độ tốt thành thái độ tồi thì chính đội ngũ quản lý nhân sự, ban lãnh đạo công ty cần phải xem xét lại môi trường làm việc, giá trị cốt lõi, văn hóa doanh nghiệp mình. Vậy nên trước khi nói đến câu chuyện lọc người, hãy tạo ra môi trường phần lớn mọi người muốn ở lại và cống hiến đã.

quan-ly-doanh-nghiep

Trên thực tế thì WISE BUSINESS cũng nhiều lần trải qua tình huống này, điều đó khiến anh Hiển càng dứt khoát hơn trong việc đào thải nhân sự không phù hợp với WISE. Hãy cân nhắc xem tại doanh nghiệp, đội nhóm của bạn có tồn tại những thành phần tiêu cực không, nếu có thì đừng do dự khi đưa ra quyết định. Và đừng quên LIKE và FOLLOW FANPAGE để cập nhật những bài viết hay nhé !

Ứng tuyển ngay

Học IELTS online
Học IELTS online

"Hãy like và share nếu thấy bài viết hữu ích. Sự ủng hộ của bạn sẽ giúp chúng tôi có thêm động lực sản xuất nhiều kiến thức giá trị hơn"

Lưu Minh Hiển

Lưu Minh Hiển

– TOP 100 doanh nhân khởi nghiệp xuất sắc Việt Nam năm 2021 do Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam trao tặng. – Founder & CEO Trường đào tạo doanh nhân WISE BUSINESS – Founder & CEO Hệ thống Trung tâm Anh ngữ WISE ENGLISH, Top đầu Trung tâm uy tín nhất cả nước. – MOKRs Master, một trong những người đầu tiên ứng dụng OKRs thành công tại Việt Nam. – Chuyên gia, diễn giả đào tạo về khởi nghiệp, quản lý doanh nghiệp, nhân sự, Marketing. – Thạc sĩ Trường Kinh tế Chính Trị London (London School of Economics - LSE), Top 01 Đại học đào tạo Kinh tế, Tài chính ở vương quốc Anh – Thủ khoa Đại học Manchester, Anh Quốc, một trong những trường trong top đầu của Vương quốc Anh và bảng xếp hạng Đại học Thế giới. – Học bổng toàn phần học tại Đại học Manchester, Anh quốc. – Từng đào tạo cho Vietnam Airlines, tại các trường Đại học lớn như ĐH Bách Khoa, ĐH Kinh tế Đà Nẵng, v.v…

Bài viết liên quan

EnglishTiếng Việt
0764.290.777
0764290777

Hotline: 0901270888