NHÂN SỰ TỒI HAY NHÂN TÀI GIỎI? TẤT CẢ PHỤ THUỘC VÀO 5 YẾU TỐ NÀY
-
Lưu Minh Hiển
- 30/06/2021
Nhân tài là một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với mỗi doanh nghiệp. Để có thể đạt được thành công và nổi tiếng như ngày hôm nay, GOOGLE – một trong những công ty công nghệ đa quốc gia của Mỹ, mặc dù truyền thông không mạnh mẽ, nhưng họ vẫn nổi bật lên là một tổ chức thu hút nhân tài và giữ chân nhân tài cực hiệu quả.
Vậy, họ làm thế nào để có thể tạo nên được một tổ chức như thế ? Hãy đọc ngay những bí thuật sau để có thể khiến doanh nghiệp của mình trở thành một môi trường làm việc thu hút nhân tài ngay nhé !
I. Nhu cầu cá nhân của nhân tài
Mỗi ứng viên đều mong muốn có được một công việc yêu thích và mang lại ý nghĩa đối với cá nhân cũng như xã hội, đó có thể là công việc chăm sóc khách hàng hoặc công tác cộng đồng,…
Từ đó, từng cá nhân đều cố gắng để làm thật tốt mục tiêu được đưa ra, thỏa sức thể hiện khả năng bản thân để đạt được những kết quả đáng ghi nhận trước ban lãnh đạo công ty.
Để giải quyết nhu cầu này, doanh nghiệp phải giao đúng việc, đúng người, và cho họ giá trị thực sự họ muốn ở trong chính công việc đó.
Ví dụ: Muốn trở thành người bán hàng giỏi, trước tiên bạn phải hiểu và nắm bắt tâm lý khách hàng một cách sâu sắc. Hãy học cách bắt đầu câu chuyện, cách tương tác với khách hàng và đặc biệt là cách giải quyết vấn đề mà họ đưa ra.
II. Văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp là những giá trị, niềm tin, hình thức mà mọi người trong doanh nghiệp cùng công nhận và suy nghĩ, nói, hành động như một thói quen.
Đây chính là sức mạnh tạo nên GIÁ TRỊ CỐT LÕI và là phần quyết định đến sự thành bại về lâu dài của doanh nghiệp, đồng thời, là nền tảng để thu hút và giữ chân những nhân viên giỏi nhất, cống hiến nhất.
Một ví dụ rõ ràng nhất có thể thấy đó là văn hóa doanh nghiệp của Google đã vô cùng nổi tiếng trong nhiều năm trở lại đây như những bữa ăn miễn phí, kì nghỉ, tiệc tùng cho nhân viên, hoa hồng tài chính,…và rất nhiều điều tuyệt vời khác. Những nhân viên của Google được biết tới như những người tài năng và xuất chúng nhất thế giới.
III. Lộ trình thăng tiến
Khi được áp dụng đúng cách, lộ trình thăng tiến không chỉ giúp những nhân viên nhìn thấy tiềm năng phát triển nghề nghiệp của họ, mà còn đặt ra các cột mốc rõ ràng để tạo động lực cho mỗi người đi trên lộ trình đó.
Được xây dựng dựa trên nguyện vọng nghề nghiệp, kỹ năng, kiến thức cần thiết, kinh nghiệm và năng khiếu cá nhân của nhân viên, các thông tin này sẽ được sử dụng để tạo ra một kế hoạch tùy chỉnh với các tiêu chí cần hoàn thành trước khi đạt được từng mốc quan trọng trong sự nghiệp.
Thực tế, có rất ít doanh nghiệp chú trọng đến việc xây dựng lộ trình thăng tiến cho nhân viên. Sự mập mờ về con đường thăng tiến trong sự nghiệp thường làm cho nhân viên ít gắn bó với công ty hơn.
Bạn biết đấy, hiện tại có rất nhiều doanh nghiệp mọc lên. Ngoài giữ chân nhân tài, lộ trình thăng tiến có thể giúp cho doanh nghiệp cải thiện hiệu suất làm việc. Mỗi nhân viên luôn hi vọng rằng họ sẽ leo lên được vị trí cao hơn, mức lương tốt hơn. Chính vì thế, khi nhìn vào lộ trình thăng tiến, họ sẽ trở thành người làm việc hiệu quả hơn.
Thấu hiểu điều này, mỗi doanh nghiệp nên có một lộ trình thăng tiến nhất định cho từng vị trí khác nhau để ứng viên cảm thấy tin tưởng và cống hiến hết mình vì tập thể.
Ví dụ: Là một nhân viên tư vấn, nếu bạn đạt hoặc vượt doanh thu trong một quý hoặc liên tục 6 tháng, bạn sẽ được thăng tiến lên một vị trí cao hơn chẳng hạn Trưởng nhóm Tư vấn và từ đó, mức lương của bạn cũng sẽ cao hơn rất nhiều.
IV. Quyền lợi công bằng
Mỗi ứng viên luôn mong muốn bản thân mình được nhìn nhận đúng đắn bởi cấp trên tại nơi làm việc và được nhận mức thù lao như mong đợi. Bởi lẽ, mọi người đều làm việc như nhau, thời gian như nhau để cùng mang lại kết quả cho doanh nghiệp.
Vì thế, các doanh nghiệp cần có một hệ thống đánh giá công việc để tránh khỏi sai sót trong việc đánh giá nhân viên. Đồng thời, nó sẽ giúp nhân viên nhận ra những ưu và khuyết điểm của mình trong công việc; từ đó, họ sẽ tự đánh giá năng lực bản thân và cải thiện các yếu điểm của mình.
Ví dụ: Nếu bạn là Nhân viên Chăm sóc khách hàng thì sẽ dựa trên những yếu tố như doanh thu, tương tác với khách hàng,.. và tất nhiên, những tiêu chí này không thể áp đặt vào việc đánh giá một nhân viên Hành chính Nhân sự chẳng hạn.
V. Niềm tự hào bản sắc
Đối với ứng viên, sự uy tín và bề dày lịch sử là một điểm cộng để họ tin tưởng và sẵn sàng gắn bó với công ty. Điều đó góp phần là nền tảng để thu hút và giữ chân những nhân tài. Văn hoá doanh nghiệp phải bám sâu vào nền văn hoá dân tộc mới phát huy được tối đa hiệu quả.
Nhận thức được tầm quan trọng của mối quan hệ giữa văn hóa doanh nghiệp với bản sắc văn hóa dân tộc, người ta đã hình thành khái niệm văn hóa giao thoa, theo đó, các công ty đa quốc gia luôn biết kết hợp lợi ích của mình với văn hóa doanh nghiệp của nước chủ nhà.
Đến với WISE, mỗi cá nhân luôn tự định hướng công việc rõ ràng để được đánh giá và sắp xếp vào vị trí phù hợp. Thêm vào đó, WISE luôn mong muốn từng cá nhân tự đánh giá bản thân và phấn đấu vì mục tiêu chung của tổ chức.
WISE BUSINESS
Nếu bạn cảm thấy thông tin của WISE Business hữu ích, đừng quên LIKE và FOLLOW FANPAGE để nhận được những bài viết hay nhé!
Ứng tuyển ngay
"Hãy like và share nếu thấy bài viết hữu ích. Sự ủng hộ của bạn sẽ giúp chúng tôi có thêm động lực sản xuất nhiều kiến thức giá trị hơn"

Lưu Minh Hiển
Bài viết liên quan

CẬP NHẬT CÁC HÌNH THỨC ĐÀO TẠO NHÂN SỰ TRONG DOANH NGHIỆP MỚI NHẤT 2023
Đánh giá bài viết Trong bất kỳ một doanh nghiệp, nhân sự luôn là nền tảng cốt lõi, là nhân tố quan trọng quyết định sự thành bại của tổ

9 CÁCH THỨC QUẢN LÝ NHÂN VIÊN ĐỈNH CAO MÀ CEO GIỎI NHẤT ĐỊNH PHẢI BIẾT
5/5 – (1 bình chọn) Làm cách nào để quản lý nhân viên hiệu quả luôn là vấn đề “nhức nhối” của các chủ doanh nghiệp. Chính vì vậy, một

TỔNG HỢP 10 KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO CỐT LÕI CÀNG TRAU DỒI CÀNG GIỎI
5/5 – (1 bình chọn) Trong thế giới kinh doanh và quản lý đầy cạnh tranh, các lãnh đạo cần liên tục nâng cao những kỹ năng cốt lõi của

CÁCH VẬN DỤNG NGUYÊN LÝ TẢNG BĂNG TRÔI TRONG QUẢN TRỊ NHÂN SỰ
4.5/5 – (2 bình chọn) Trên mặt biển rộng lớn, những tảng băng trôi nổi lặng lẽ nhưng cùng nhau cất cánh giữa đại dương bao la. Tuy chỉ có

ỨNG DỤNG NGUYÊN TẮC THIÊN NGA TRONG QUẢN TRỊ NHÂN SỰ HIỆU QUẢ
5/5 – (1 bình chọn) Trong thế giới kinh doanh ngày nay, việc quản lý và phát triển tài năng nhân viên không còn chỉ đơn thuần là vấn đề

7 DẤU HIỆU NHÂN VIÊN GẮN BÓ LÂU DÀI VỚI CÔNG TY NHÀ LÃNH ĐẠO CẦN NẮM
5/5 – (1 bình chọn) Có một điều quan trọng mà các nhà lãnh đạo cần luôn chú ý và nắm vững trong quá trình quản lý và phát triển