ĐỪNG BỎ QUA NGUYÊN LÝ TẢNG BĂNG TRÔI NẾU MUỐN QUẢN TRỊ NHÂN SỰ HIỆU QUẢ
-
Lưu Minh Hiển
- 01/07/2021
Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã một lần nghe nói qua về bộ phim Titanic. Titanic – siêu du thuyền được ngợi ca là “không thể chìm” lúc bấy giờ đã bị chìm sâu xuống đại dương khi va vào một tảng băng trôi khổng lồ. Vậy sự việc lúc ấy có nét tương đồng gì để so sánh với quản trị nhân sự của doanh nghiệp thời hiện đại?
Nguyên lý tảng băng trôi đã chỉ ra rằng nếu coi doanh nghiệp là một con tàu lớn và nhân sự là tảng băng trôi thì một cá nhân tồi vẫn có thể giết chết sự sống còn của tổ chức lớn. Bài toán được đặt ra hàng đầu trong quản trị nhân sự là phải hiểu được “bản chất” của nhân viên. Đây là vấn đề nan giải bởi để hiểu một người không phải là chuyện ngày một ngày hai.
Thuyết tảng băng trôi được chia là 3 phần: phần nổi là phần chúng ta có thể nhìn thấy, phần thứ 2 chúng ta vừa thấy vừa không thấy; phần ba của tảng băng chúng ta hoàn toàn không nhìn thấy. Trong quản trị nhân sự tương ứng với 3 phần của tảng băng trôi, người ta chia thành “bản chất” của nhân sự như sau.
I.Phần nổi của nguyên lý tảng băng trôi
Nhìn thấy được: bao gồm hành vi và sở thích. Để đánh giá hành vi của một ai đó, bắt buộc phải có thời gian quan sát, hỏi han,… Phía dưới của hành vi là sở thích.
Thực tế, không phải ai cũng dễ dàng chia sẻ sở thích của mình cho người khác, đặc biệt tại môi trường làm việc công sở nhưng nếu tiếp xúc lâu và chịu khó quan sát một chút, sẽ biết họ thích gì và không thích gì. Sở thích quyết định rất nhiều đến hành vi.
Vẫn là phần nổi của tảng băng trôi nhưng phải nhìn kỹ hơn một chút đó là hành vi. Để đánh giá hành vi của một ai đó, bắt buộc bạn phải có thời gian quan sát, hỏi han,… Với hành vi của nhân sự, chúng ta cần lưu ý 2 điểm sau:
– Một, nó được đánh giá qua lăng kính của chúng ta
– Hai, nó được đánh giá dựa trên sự mở rộng hành vi của người đó trong quá khứ. Nếu như không có những biến cố trong cuộc đời (kết hôn, sinh con, mất người thân,…) thì hành vi trong tương lai của họ sẽ giống hệt như trong quá khứ.
Phía dưới của hành vi là sở thích. Thực tế, không phải ai cũng dễ dàng chia sẻ sở thích của mình cho người khác, đặc biệt tại môi trường làm việc công sở nhưng nếu tiếp xúc lâu và chịu khó quan sát một chút, bạn sẽ biết họ thích gì và không thích gì. Sở thích quyết định rất nhiều đến hành vi.
Ví dụ nhân sự thích làm việc một mình, hành vi của họ sẽ là làm việc một mình.
II. Phần dưới mặt nước
Có thể nhìn thấy hoặc không nhìn thấy: đó là cảm xúc, tư duy, suy nghĩ của nhân sự. Nhà quản lý có thể không nhìn thấy cảm xúc của nhân viên nhưng vẫn có thể cảm nhận được qua cử chỉ, nét mặt, lời nói. Hiểu được cảm xúc của người khác, bạn sẽ biết được họ có hứng thú hay không có hứng thú với công việc.
Tầng dưới của cảm xúc là suy nghĩ. Rõ ràng là rất khó để biết người đối diện mình đang nghĩ điều gì nhưng vẫn có thể đoán được một phần. Khi nhà lãnh đạo nói chuyện và lắng nghe chăm chú những điều nhân viên nói sẽ hiểu được một phần anh ấy/cô ấy đang nghĩ gì. Ý nghĩ sẽ tạo ra cảm xúc, từ đó sẽ dẫn đến sở thích, tiếp theo ảnh hưởng đến hành vi.
Đi sâu một chút tầng cuối cùng trong phần thứ 2 của tảng băng trôi chính là động cơ/động lực khiến con người ta hành động. Tất cả các hành động chúng ta làm trong cuộc đời đều xuất phát từ động cơ, động lực bên trong của chúng ta. Chỉ khi thật hiểu về nhân viên của mình, nhà quản lý mới biết được động cơ đằng sau của họ là gì.
III. Phần chìm
Không thể nhìn thấy: Ở phần này, đa số chỉ có bản thân mỗi cá nhân mới có thể hiểu và biết được. Đó là những khát khao/mong muốn thầm kín của con người. Động cơ, suy nghĩ, cảm xúc, sở thích, hành vi của mỗi con người cũng từ những khát khao/mong muốn thầm kín mà ra.
Phần sâu hơn của tảng băng trôi là những giá trị của mỗi người. Thông thường, tính cách con người được hình thành từ những giá trị của họ. Đây chính là lý do mà nhiều người vẫn nói: Một khi không có cũng giá trị với nhau thì sẽ không làm việc với nhau được.
Nguyên lý Tảng băng trôi giúp chúng ta trả lời ba câu hỏi. Phần bề nổi để trả lời câu hỏi: “Chúng ta làm như thế nào?” Phần nửa nổi nửa chìm để trả lời câu hỏi: “Chúng ta làm những gì?” Phần chìm để trả lời câu hỏi: “Tại sao chúng ta làm điều đó?”
Để hiểu được nhân sự cần một quá trình tiếp xúc và tìm hiểu lâu dài. Chỉ khi hiểu được hành vi, động cơ, tiềm năng ẩn giấu bên trong của mỗi cá nhân các nhà quản lý mới có “cách trị” phù hợp.
WISE BUSINESS
WISE BUSINESS cũng đã áp dụng những kiến thức này vào mảng nhân sự của Trung tâm và đã đem lại những thành tựu đáng kể. Hãy LIKE và FOLLOW FANPAGE để biết thêm những điều mới mẻ nhé!
"Hãy like và share nếu thấy bài viết hữu ích. Sự ủng hộ của bạn sẽ giúp chúng tôi có thêm động lực sản xuất nhiều kiến thức giá trị hơn"

Lưu Minh Hiển
Bài viết liên quan

CHINH PHỤC NHÀ TUYỂN DỤNG BẰNG MẪU CV CHUYÊN NGHIỆP NHẤT NĂM 2021
5/5 – (1 bình chọn) Không kể những người đã từng đi làm lâu năm hay có kinh nghiệm xin việc ở nhiều nơi thì những người có ít kinh

15 WEBSITE TĂNG GẤP 10 LẦN HIỆU SUẤT LÀM VIỆC CỦA BẠN!
5/5 – (1 bình chọn) Làm thế nào để bản thân mình có thể hoàn thành những công việc của bản thân có thể hiệu quả nhất ? Nhất là

ĐỊNH VỊ VÀ PHÁT TRIỂN BẢN THÂN NHANH HƠN GẤP 10 LẦN CHỈ BẰNG BỘ CÔNG CỤ MBTI ĐƠN GIẢN NÀY!
5/5 – (1 bình chọn) Trong năm 2016 vừa qua, con số 225.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội công bố

“CÁI TÂM” THƯỚC ĐO THÀNH BẠI TRONG CÔNG VIỆC
5/5 – (1 bình chọn) Hầu hết nỗi băn khoăn lớn nhất của sinh viên mới ra trường đi làm và nhân viên mới chính là làm sao để có

VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP – BÍ MẬT LÀM NÊN THÀNH CÔNG CỦA NHỮNG ĐẾ CHẾ HÀNG ĐẦU !
5/5 – (1 bình chọn) Tại sao văn hoá doanh nghiệp lại mạnh mẽ đến vậy? Bạn có bao giờ thắc mắc, những đế chế hàng đầu như Apple, Samsung,

5 VÒNG TUYỂN DỤNG CÓ THỰC SỰ LÀ MỘT QUY TRÌNH DÀI?
Đánh giá bài viết Tại sao các công ty, doanh nghiệp chỉ cần 1 đến 2 vòng tuyển dụng là đã tuyển được ứng viên rồi nhưng lại có nơi