META DESCRIPTION LÀ GÌ? 10 CÁCH VIẾT META DESCRIPTION HAY VÀ CHUẨN SEO
-
Đình Long
- 19/07/2021
Meta description cùng với tiêu đề là 2 yếu tố đầu tiên quyết định xem người đọc có click vào bài viết của bạn hay không. Chỉ với một thẻ meta description ngắn gọn, thu hút, cũng giúp cho bạn kéo được rất nhiều traffic cho website của mình.
Hãy cùng WISE BUSINESS tìm hiểu chi tiết về cách viết meta description tốt nhất 2021 ở bài viết dưới đây nhé.
I. Meta description là gì?
Meta description là thẻ mô tả tóm tắt nội dung của một trang web (webpage) nào đó. Dựa vào thẻ meta description, người đọc có thể hiểu rõ hơn về nội dung mà webpage của bạn muốn truyền tải.
Mục đích của thẻ meta description là lôi kéo người đọc click vào trang web của bạn từ Google hay Facebook.
Thông thường người đọc sẽ thấy meta description qua 2 vị trí như sau:
1. Trên kết quả tìm kiếm của Google, Cốc cốc, Bing…
Thẻ meta description sẽ xuất hiện cùng tiêu đề bài viết (title), ngày tháng, điểm số…trong trường hợp webpage không có thẻ meta description hoặc thẻ meta description không phù hợp với nội dung trong webpage.
Google sẽ tự động trích dẫn để tạo ra meta description, tuy nhiên, nội dung của những thẻ meta description thường sẽ không thu hút, thậm chí vô nghĩa.
2. Trên các trang mạng xã hội
Khi URL của bài viết được chia sẻ lên mạng xã hội, thẻ meta description sẽ hiển thị như thế này:
Xem Thêm: Phân Biệt SEO Và SEM? Hiểu Đúng Về 2 Công Cụ Đắc Lực Của Marketer
II. Tầm quan trọng của thẻ meta description
- Thẻ meta description cung cấp thông tin để Google nhận biết rõ hơn về chủ đề của bài viết.
Nếu Google không hiểu được bài viết của bạn viết về chủ đề gì, thì nó sẽ rất khó xếp hạng bài viết của bạn và việc đưa bài viết của bạn lên Top tìm kiếm là điều không thể.
Việc có được một mô tả chính xác sẽ giup cho webpage của bạn thân thiện hơn với Search Engine.
- Khi người đọc đã thấy được bài viết của bạn trên Top của kết quả tìm kiếm, thì meta description sẽ thực hiện chức năng tiếp theo của mình, đó là lôi kéo người đọc click vào bài viết của bạn.
Trong rất nhiều bài viết xuất hiện trên Top tìm kiếm, bài viết nào được mô tả hấp dẫn hơn chắc chắn sẽ được người đọc ghé thăm nhiều hơn.
Điều này cho thấy được tầm quan trọng của meta description trong việc lôi kéo traffic và làm tăng thứ hạng cho website.
- Chức năng lôi kéo người đọc của meta description cũng được thể hiện khi có ai đó chia sẻ URL bài viết của bạn trên mạng xã hội. Có thể nói rằng, thẻ meta description chính là cầu nối giữa người sáng tạo nội dung webpage và người đọc.
Tìm Hiểu Thêm: Quy Trình SEO Tổng Thể Hiệu Quả Năm 2021
III. Hướng dẫn viết thẻ meta description thu hút người dùng
1. Độ dài của thẻ meta description
Thông thường các thẻ meta description có thể có độ dài bất kỳ tùy theo người viết. Tuy nhiên Google thường cắt chúng thành đoạn khoảng 155 đến 160 ký tự.
Đôi khi ở trong thẻ meta description, Google còn cho phép hiển thị thêm các thông số về ngày đăng bài viết hay đánh giá, thậm chí liệt kê trực tiếp Heading trong thẻ meta description, bạn cũng nên tính trừ hao cho những ký tự này.
Mục tiêu chính của bạn là cung cấp giá trị cho bài viết và tăng số lần click của người đọc. Vì thế hãy cố gắng đưa ra những thông tin quan trọng và thu hút người đọc nhất trong 120 ký tự đầu tiên của đoạn mô tả này.
2. Tạo meta description độc nhất
Tất cả các thẻ meta description trên website của bạn cần sự khác biệt. Nếu như thẻ mô tả của bạn giống với thẻ mô tả của những website khác thì rất dễ khiến độc giả hoang mang.
Thẻ mô tả của bạn nên hướng đến đối tượng độc giả là con người chứ không phải là các công cụ tìm kiếm.
Nếu bạn không có thời gian để viết thẻ meta description thì tốt hơn hết là nên để trống. Google sẽ tự chọn một đoạn có chứa từ khóa trong bài viết của bạn để hiển thị.
3. Viết meta description bằng giọng văn tích cực, thu hút
Nếu bạn xem thẻ meta description là một lời mời đến website thì bạn nên dùng những từ ngữ súc tích và dễ hiểu nhất có thể. Từ ngữ được dùng trong thẻ meta description cũng cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng và phải có tính thuyết phục cao.
4. Tận dụng tối đa phần tiêu đề meta
Trong các kết quả tìm kiếm, tiêu đề meta nằm ngay trên thẻ meta description (hoặc meta tag).
Một tiêu đề hấp dẫn thực sự mang lại hiệu quả rất lớn cho toàn bộ phần mô tả của bạn, góp phần nhắn gửi một thông điệp quan trọng đến độc giả.
Tiêu đề meta đã được chèn vào CMS (hệ thống quản trị nội dung) của bạn. Nhằm đảm bảo tính phù hợp, tiêu đề phải ngắn hơn so với meta description. Độ dài tốt nhất cho một tiêu đề meta là dưới 65 ký tự, nếu tiêu đề dài hơn sẽ bị Google rút ngắn lại.
5. Làm nổi bật lên bản sắc của thương hiệu
Đây là một hình thức khóa học marketing tối ưu để khẳng định lại sự khác biệt hoặc lời cam kết thương hiệu mà bạn muốn xây dựng. Đặc biệt là trong thẻ meta description cho các trang homepage.
6. Gắn CTA (Lời kêu gọi hành động) vào meta description
Những lời kêu gọi hành động như: Xem thêm, tìm hiểu thêm, nhận ngay, dùng thử miễn phí…Kết hợp với giọng văn tích cực sẽ tạo được điểm nhấn và thu hút người dùng click chuột hơn.
7. Chứa từ khóa tìm kiếm chính
Nếu các từ khóa tìm kiếm xuất hiện trong đoạn meta description, Google sẽ làm nổi bật các từ khóa này lên. Điều này sẽ làm cho liên kết đến website của bạn trở nên thu hút hơn.
Lưu ý: Đừng cố nhồi nhét quá nhiều các từ khóa vào thẻ meta description. Điều đó sẽ không ảnh hưởng quá nhiều cho việc làm SEO đâu. Hãy thêm từ khóa một cách tự nhiên và hợp lý
8. Hiển thị thông số kỹ thuật của sản phẩm
Nếu bạn đang bán một sản phẩm dành cho những người am hiểu về công nghệ, hãy tập trung vào việc hiển thị thông số kỹ thuật ở trong meta description.
Việc hiển thị tên nhà sản xuất, giá cả sản phẩm, module…sẽ kích hoạt việc nhấp chuột của độc giả nhiều hơn.
9. Chứa nội dung liên quan đến bài viết
Điều này là vô cùng quan trọng. Google sẽ tìm ra và xử phạt những website có meta description không liên quan đến nội dung mà webpage truyền tải.
Hơn nữa, nếu đoạn meta này không đúng với nội dung sẽ làm tăng tỷ lệ thoát trang của độc giả. Do vậy, phải luôn chắc chắn rằng meta description của bạn thể hiện đúng với nội dung của website.
10. Sử dụng Rich Snippets
Rich Snippets là đoạn thông tin hiển thị dưới dạng sao, hình ảnh, xếp hạng đánh giá,…
sử dụng Rich Snippet cho thẻ meta description sẽ giúp cho website của bạn nổi bật hơn và giúp người dùng có được những trải nghiệm thực tế. Nhìn thấy các hình ảnảnh hay đánh giá từ trang kết quả tìm kiếm sẽ giúp kích thích người dùng click chuột vào website của bạn hơn
WISE BUSINESS
Tối ưu meta description là một công việc quan trọng trong quá trình dịch vụ SEO onpage. Chỉ bằng những cách đơn giản mà WISE BUSINESS vừa giới thiệu. Chắc chắn rằng website của các bạn sẽ thu hút được nhiều traffic hơn.
Đây là những thủ thuật mà các SEOer cần nắm vững để giúp cho độc giả quan tâm hơn đến các bài viết của mình.
Cùng đón đọc những bài viết chia sẻ kiến thức về SEO tiếp theo của WISE BUSINESS các bạn nhé.
đến từ chuyên gia hàng đầu
"Hãy like và share nếu thấy bài viết hữu ích. Sự ủng hộ của bạn sẽ giúp chúng tôi có thêm động lực sản xuất nhiều kiến thức giá trị hơn"

Đình Long
Bài viết liên quan

TOP 5 CÁCH TÌM INSIGHT KHÁCH HÀNG HIỆU QUẢ CHÍNH XÁC NHẤT
4.4/5 – (5 bình chọn) Insight khách hàng là một trong những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trong marketing. Nó được coi là yếu tố then chốt, ảnh

5 BƯỚC XÂY DỰNG CHÂN DUNG KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU CHUẨN CHỈNH
4.7/5 – (3 bình chọn) Trong hoạt động kinh doanh, việc xây dựng chiến lược marketing là rất quan trọng. Việc tìm hiểu và nghiên cứu thị trường là rất

CÁCH THIẾT LẬP MÔ HÌNH PHỄU MARKETING ĐƠN GIẢN DỄ HIỂU
4.7/5 – (3 bình chọn) Bạn đang có sản phẩm, dịch vụ tốt nhưng chưa biết cách tiếp cận càng nhiều khách hàng mục tiêu càng tốt để thúc đẩy

MÔ HÌNH AIDA – KHÁI NIỆM & CÁCH ỨNG DỤNG MÔ HÌNH AIDA
4.7/5 – (3 bình chọn) Một trong những công thức then chốt trong lĩnh vực truyền thông và tiếp thị chính là mô hình AIDA. Vậy mô hình AIDA có

MÔ HÌNH SMART – KHÁI NIỆM, VÍ DỤ, CÁCH ỨNG DỤNG MÔ HÌNH SMART
4.7/5 – (3 bình chọn) Mô hình SMART là mô hình thiết lập mục tiêu hiệu quả và khôn ngoan nhất và được áp dụng phổ biến. Để biết thêm

MÔ HÌNH 3C – HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG MÔ HÌNH 3C TRONG MARKETING
4.7/5 – (3 bình chọn) Mô hình 3C là một mô hình tiếp thị cung cấp quan điểm chiến lược về các yếu tố chính quyết định thành công của