CHINH PHỤC NHÀ TUYỂN DỤNG BẰNG MẪU CV CHUYÊN NGHIỆP NHẤT NĂM 2023
-
Lưu Minh Hiển
- 29/07/2021
Không kể những người đã từng đi làm lâu năm hay có kinh nghiệm xin việc ở nhiều nơi thì những người có ít kinh nghiệm đi xin việc đơn cử như sinh viên mới ra trường thì việc hoàn thiện một bộ CV chuyên nghiệp đầy đủ thu hút các nhà tuyển dụng là điều khá khó và ít người có thể làm được.
Bên cạnh đó, CV xin việc lại là một trong những điều đầu tiên quyết định bạn có được nhận hay không. Vậy mẫu CV chuyên nghiệp là như thế nào và mẫu CV cho người chưa có kinh nghiệm như thế nào là chuẩn nhất? Bài viết sau sẽ giải đáp thắc mắc ngay cho bạn.
I. Cách viết CV chuyên nghiệp cho người mới bắt đầu
1. Phần giới thiệu
Để CV chuyên nghiệp hơn trong mắt nhà tuyển dụng, mở đầu chính là phần giới thiệu. Trong phần này bạn sẽ cho nhà tuyển dụng biết những thông tin cơ bản về bản thân. Những thông tin bao gồm: Họ và tên, tuổi, địa chỉ liên hệ, số điện thoại, email.
Một điều cũng gây ấn tượng với nhà tuyển dụng mà bạn ít để ý đó là ảnh đại diện. Mặc dù ảnh đại diện không bắt buộc phải có trong CV nhưng nếu có đó cũng là điểm cộng cho sự chuyên nghiệp và CV của bạn trông sẽ đẹp mắt hơn. Ảnh đại diện không nhất thiết phải là ảnh kiểu ảnh thẻ phông xanh hay trắng, bạn có thể dùng ảnh CV ăn mặc lịch sự, không cần quá nghiêm túc. Ảnh cũng có thể thể hiện phong cách của bạn.
2. Mục tiêu nghề nghiệp
Những sai lầm “chết người” với những ứng viên đó là các thông tin được chuẩn bị quá sơ sài, thiếu chuyên nghiệp, điều này khả năng cao sẽ dẫn tới việc bạn không được chọn, bị loại ngay từ vòng “gửi xe” vì ngoài kia có rất nhiều ứng viên khác họ đã chuẩn bị kỹ càng, trau chuốt từng chi tiết nhỏ nhất cho CV chuyên nghiệp của mình.
Đặc biệt ở phần mục tiêu bạn nên ghi rõ ràng phần mục tiêu ngắn hạn, mục tiêu dài hạn của mình là gì. Tuyệt đối không ghi như là:”Mục tiêu của tôi là có việc làm”, “Tôi cần có tiền”, khá là thiết thực đấy nhưng trông kém chuyên nghiệp và nhà tuyển dụng sẽ chẳng ngần ngại bỏ CV của bạn sang một bên đâu. Hơn nữa, mục tiêu dài hạn hay ngắn hạn đều phải là những mục tiêu có con số, tham vọng nhưng khả thi, gồm cả những mục tiêu lý tính và mục tiêu cảm tính.
3. Trình độ học vấn
Chắc hẳn một CV chuyên nghiệp sẽ không thể thiếu được phần này, bạn sẽ trình bày trường và ngành mà bạn theo học. Kèm theo đó là năm tốt nghiệp. Với những sinh viên với ra trường có thể liệt kê thêm loại tốt nghiệp để nhà tuyển dụng đánh giá. Với vị trí mà bạn xin vào, lời khuyên bổ ích cho bạn, đó là hãy liệt kê những gì bạn làm được trong quá trình học, ở những trường đại học lớn, sẽ có những môn học liên quan đến công việc bạn sẽ làm, hãy liệt kê ra những gì làm được ở trong học phần môn đó, việc này cực kỳ hữu ích cho những bạn vừa ra trường.
4. Kinh nghiệm làm việc
Phần này rất quan trọng trong một mẫu CV chuyên nghiệp để xin việc nếu không muốn nói là quan trọng nhất. Nhiều người chưa có kinh nghiệm viết CV xin việc nhất là sinh viên mới ra trường rất đắn đo về phần này. Câu hỏi các bạn hay đặt ra đó là “nếu mình chưa làm việc ở đâu thì phải làm sao?”. Nếu rơi vào trường hợp này, bạn có thể điền tên nơi mà mình thực tập hoặc công tác làm thêm.
Phần này rất quan trọng trong mẫu CV xin việc nếu không muốn nói là quan trọng nhất.
Nhiều người chưa có kinh nghiệm viết CV như sinh viên mới ra trường thường sẽ ít có những công việc chất lượng, liên quan tới ngành mình muốn ứng tuyển. Vì vậy các bạn có thể điền nơi mà bạn thực tập. Hoặc bạn cũng có thể điền những công việc làm thêm dài hạn của mình.
Nên hạn chế điền các công việc có thời gian làm việc dưới 6 tháng, điều đó khiến nhà tuyển dụng cho rằng bạn là một người khó có thể gắn bó lâu bền với công ty. Và lưu ý một phần các bạn thường hay nhầm lẫn đó là mình sẽ liệt kê các công việc từ gần nhất trở về sau.
5. Thành tích và các giải thưởng
Một CV chuyên nghiệp khi bạn có thể liệt kê những thành tích giải thưởng kể cả bên ngoài và trong trường Đại học của bạn, nhưng lưu ý là chỉ nên ghi những thành tích giải thưởng liên quan đến công việc mình ứng tuyển thôi.
6. Kỹ năng
Kỹ năng là một phần khá quan trọng để nhà tuyển dụng đánh giá được bạn có phù hợp với vị trí mà họ muốn tuyển hay không. CV chuyên nghiệp hơn khi các bạn có thể trình bày nội dung trong phần này ví dụ như là: Ngoại ngữ, tin học văn phòng, khả năng giao tiếp, làm việc nhóm.
7. Sở thích
Phần sở thích này là để nhà tuyển dụng hiểu hơn về ứng viên nên mặc dù không quan trọng bằng các phần trên nhưng mà bạn cũng nên viết một cách lịch sự và chỉnh chu
Đó là những nội dung chính cần có trong CV ngoài ra bạn cũng cần chú ý đến hình thức, trình bày. Chắc chắn CV của bạn không được sai những lỗi cơ bản như lỗi chính tả, viết hoa, căn lề không đúng nơi đúng lúc. CV chuyên nghiệp được in ra cũng nên chỉnh chu và để tránh bị nhàu thì bạn nên có bọc càng thể hiện bạn là ứng viên cẩn thận và chuyên nghiệp.
>>>XEM THÊM: 5 VÒNG TUYỂN DỤNG…
II. Khi viết CV bạn cần ghi nhớ và đáp ứng đủ những điều sau
Lý do vì đâu mà bạn đã “rải” rất nhiều mẫu CV xin việc tới nhà tuyển dụng mà không nhận được bất kì hồi âm nào? Có thể nguyên nhân nằm ở cách viết CV của bạn chưa đạt chuẩn.
Khi bạn là một người chưa có kinh nghiệm thì những câu hỏi đại loại như vậy sẽ xuất hiện trong đầu bạn: Để CV chuyên nghiệp thì viết mấy trang là đủ? In CV nên như thế nào? Nên đưa những thông tin nào vào những thông tin nào không nên?
Nếu bạn cứ thắc mắc mãi mà không chịu bắt tay vào tìm câu trả lời thì bạn sẽ mãi chạy những bước ngắn trên con đường dài sự nghiệp không thấy đích. Hãy thay đổi ngay từ hôm nay, may mắn thay bạn đang ở đây và đọc được bài viết này, đây chính là giải pháp tốt nhất cho những người chưa có kinh nghiệm trong cách viết CV chuyên nghiệp.
1. Độ dài hợp lý
Độ dài hợp lý của một CV chuyên nghiệp là khoảng tầm 1 trang A4 vì thông thường nhà tuyển dụng chỉ mất 6 giây đổ đọc lướt qua một CV. Bạn cần trình bày ngắn gọn súc tích, đúng trọng tâm các mục cần đề cập. Đủ thông tin để nhà tuyển dụng cảm thấy không nhàm chán nếu CV có quá nhiều thông tin lan man.
2. Trả lời được những câu hỏi “cần” từ nhà tuyển dụng
Khi nhà tuyển dụng đọc CV thì họ sẽ quan tâm nhiều đến trình độ, kinh nghiệm và kỹ năng. Những thông tin bạn thể hiện ở ba mục này sẽ nói cho nhà tuyển dụng biết bạn có phù hợp với vị trí tuyển dụng hay không. Cho nên bạn cần nghiên cứu và “chắt lọc” những thông tin quan trọng nhất phù hợp với vị trí mình ứng tuyển.
Trong trường hợp bạn chưa có nhiều kinh nghiệm thì nhà tuyển dụng sẽ chú ý nhiều hơn ở các kỹ năng mềm của bạn cũng như hiểu biết của bạn về vị trí ứng tuyển.
3. Một phông chữ đồng bộ
Bạn cần phải trình bày gọn gàng để CV chuyên nghiệp hơn khi đưa đến tay nhà tuyển dụng do đó bạn hãy lựa chọn những phông chữ thực đơn giản và dễ nhìn. Bạn có thể chọn phông Arial, Times New Roman đều là những phông thông dụng được lựa chọn sử dụng rất nhiều. Những điều này đều chỉ là những thứ vô cùng nhỏ nhặt nhưng nó lại giúp bạn tạo được hình ảnh chỉn chu và chuyên nghiệp trong mắt nhà tuyển dụng đó!
4. Trình bày những sở thích và hoạt động ngoại khóa phù hợp với công việc ứng tuyển?
Để tận dụng hiệu quả của mục sở thích và các hoạt động ngoại khóa trong CV thì bạn chỉ nên đưa những thứ mà liên quan và hỗ trợ được cho công việc của bạn. Những sở thích hay hoạt động mà đã từng giúp bạn đạt được những thành tích nổi bật mà thật may nó lại liên quan tới công việc nữa thì trong trường hợp “khan hiếm” kinh nghiệm thì những giá trị đó sẽ giúp CV chuyên nghiệp của bạn được nổi bật hơn. Cho nên đừng bỏ qua những hoạt động ngoại khóa và sở thích mà chúng liên quan tới việc bạn đang ứng tuyển nhé!
5. Đừng quên thể hiện thế mạnh của bản thân qua phần Kỹ năng
Bạn có thế mạnh về kỹ năng mềm như: giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm? Hay bạn nổi trội ở các kỹ năng chuyên môn như: thiết kế website, viết code…? Vậy thì đừng giấu tài mà hãy liệt kê đầy đủ để CV chuyên nghiệp hơn và khiến nhà tuyển dụng biết được bạn chính là một viên kim cương thô đang chờ để tỏa sáng nhé!
6. Đừng nói dối hay bịa chuyện để CV chuyên nghiệp hơn
Để CV chuyên nghiệp hơn, bạn đừng nghĩ đến việc bịa chuyện trong đó. Bởi các nhà tuyển dụng đều là những “lão làng” trong giới, vì vậy bạn đừng nghĩ mình có thể “đánh bóng” bản thân bằng cách “vẽ” ra những điều không có thật về bản thân. Họ thừa bản lĩnh để nhìn ra bạn đang nói dối và dĩ nhiên họ sẽ không bao giờ đồng ý để một người dối trá trở thành nhân viên trong công ty mình.
Nếu thấy hay, đừng quên THEO DÕI WISE Business và LIKE FANPAGE để không bỏ lỡ bài viết nào nhé.
Ứng tuyển ngay
"Hãy like và share nếu thấy bài viết hữu ích. Sự ủng hộ của bạn sẽ giúp chúng tôi có thêm động lực sản xuất nhiều kiến thức giá trị hơn"

Lưu Minh Hiển
Bài viết liên quan

TOP 9 CUỐN SÁCH HAY VỀ NHÂN SỰ NHÀ QUẢN TRỊ NÊN ĐỌC
4.7/5 – (3 bình chọn) Trong bài viết tiếp theo của WISE Business, chúng ta sẽ điểm qua những cuốn sách hay về nhân sự đáng đọc nhất hiện nay.

THỎ VÀ CỦ CÀ RỐT – BÀI HỌC VỀ KHEN THƯỞNG NHÂN VIÊN ĐÚNG CÁCH
4.7/5 – (6 bình chọn) Bạn có bao giờ nghe về câu chuyện “Vua thỏ và củ cà rốt” chưa? Đó là một câu chuyện đơn giản nhưng cực kỳ

CÁCH XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC LÝ TƯỞNG NHẰM NÂNG CAO HIỆU SUẤT NHÂN VIÊN
5/5 – (1 bình chọn) Một môi trường làm việc lý tưởng sẽ thúc đẩy nhân viên nỗ lực hết mình, tạo ra nhiều giá trị nhất có thể và

BUSINESS ANALYTICS LÀ GÌ? XU HƯỚNG NHÂN SỰ DOANH NGHIỆP TƯƠNG LAI?
4.7/5 – (3 bình chọn) Business Analyst hay còn gọi là nhà phân tích kinh doanh, những người giúp hướng dẫn các doanh nghiệp cải thiện quy trình, sản phẩm,

FED LÀ GÌ ? MỐI QUAN HỆ GIỮA FED VÀ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ
Đánh giá bài viết FED là gì là chủ đề bất cứ ai tham gia hoặc có ý định tham gia vào thị trường chứng khoán đều nên biết thông

TỰ DO TÀI CHÍNH? KẾ HOẠCH ĐỂ TRỞ NÊN GIÀU CÓ TRONG TƯƠNG LAI
Đánh giá bài viết Dù bạn là người mới bắt đầu hay đã có sự nghiệp ổn định thì tự do tài chính là mục tiêu chung mà ai cũng