SỰ KHÁC NHAU GIỮA MARKETING VÀ SALES BẠN CẦN BIẾT
-
Lương Hồng Ngọc
- 28/10/2021
Nhiều người bị nhầm lẫn giữa hai bộ phận Marketing (tiếp thị sản phẩm) và bộ phận Sales (bán hàng). Thậm chí nhiều khách hàng và doanh nghiệp khi thuê dịch vụ Marketing thì quan niệm rằng Marketing là kiêm luôn cả Sales. Đây là một cách hiểu rất sai lệch nhưng lại khá phổ biến trong hoạt động kinh doanh cũng như trong suy nghĩ của nhiều người. Thực tế, bản chất giữa hai công việc là hoàn toàn khác biệt. Chúng khác biệt về mục đích, phương hướng và cả hình thức hoạt động.
Vậy điểm khác biệt giữa Sales và Marketing là gì? Làm thế nào để phân biệt giữa Marketing (tiếp thị sản phẩm) và Sales (bán hàng)? Hãy cùng WISE Business tìm hiểu qua bài viết này nhé!
I. Sự khác biệt giữa Marketing và Sales về khái niệm
Hiểu một cách đơn giản, Sale là hoạt động bán hàng sẽ tác động trực tiếp đến khách hàng, người bán với mục tiêu bán càng nhiều sản phẩm càng tốt nhằm thu về lợi nhuận doanh thu cao. Marketing là tiếp thị thị trường, tác động đến khách hàng thông qua các hoạt động tiếp thị, quảng cáo để biết đến các sản phẩm, thương hiệu hay dịch vụ của các doanh nghiệp. Cả hai bộ phận đều giải quyết đầu ra cho các doanh nghiệp, gắn bó chặt chẽ và mật thiết với nhau trong kinh doanh.
II. Sự khác biệt về nhiệm vụ của bộ phận Marketing và bộ phận Sales
Vai trò của người làm Marketing là xây dựng các chiến lược, xác định thị trường, đối tượng khách hàng mục tiêu, giá cả trước, trong và sau quá trình sản xuất. Khi hoàn thành các sản phẩm, bộ phận Marketing phải đưa nó đến tay khách hàng thông qua các chương trình PR, hội thảo, khuyến mãi… Giai đoạn này là cực kỳ quan trọng.
Tiếp theo, bộ phận Sale thực hiện mục tiêu doanh thu của công ty dựa trên các chiến lược của Marketing, áp dụng kỹ năng bản thân để bán được nhiều sản phẩm. Nếu không có nhân viên Sale, bộ phận Marketing sẽ không thể thực hiện được ý tưởng, biến đổi hàng hóa thành tiền tạo ra doanh thu. Còn Sale dựa trên chiến lược của bộ phận Marketing đưa ra để thực hiện theo mục tiêu bán hàng đã đề ra.
Đọc thêm: Top 5 chiến lược marketing thành công nhất hiện nay
1. Mỗi bộ phận một nhiệm vụ khác nhau
Người làm Marketing không phải ngồi đợi đến khi có sản phẩm mới bắt tay lên chiến lược. Mà trước khi sản xuất sản phẩm họ phải xác định các loại hình sản phẩm, những đối tượng khách hàng mục tiêu, giá cả như thế nào sau đó theo dõi quá trình sản xuất nghĩa là giai đoạn chuyển hóa ý tưởng thành các sản phẩm thực tế.
Và sau khi hoàn tất sản phẩm bằng tất cả những nỗ lực và sáng tạo người làm thị trường đưa các sản phẩm đến tay khách hàng. Các chương trình PR, khuyến mãi, tiếp thị được đẩy mạnh liên tục, tung ra rầm rộ để cho khách hàng dễ dàng biết đến sản phẩm và thương hiệu của mình. Và đây cũng là giai đoạn vô cùng quan trọng.
Và đến giai đoạn cuối mới là giai đoạn dành cho bộ phận Sales. Họ là lượng tác nghiệp vô cùng quan trọng để thực hiện mục tiêu doanh thu bán hàng của doanh nghiệp. Dựa trên những chiến lược bộ phận Marketing đưa ra, nhân viên sales sẽ vận dụng kỹ năng của bản thân và các chiêu để bán được nhiều sản phẩm và đem doanh thu về cho công ty.
Ở giai đoạn này, nếu không có đội ngũ nhân viên Sales thì bộ phận Marketing không thể chuyển hóa ý tưởng thành hiện thực, sản phẩm sẽ không thể đến được tay khách hàng, doanh nghiệp cũng không thể biến đổi hàng hóa thành tiền để mang lại doanh thu. Thông qua các ý tưởng của đội ngũ Marketing và đội ngũ nhân viên sales mới nên da nên thịt và tạo ra kết quả như mong đợi.
2. Sự khác biệt về mục đích
Bộ phận Marketing thu hút sự chú ý của các khách hàng về thương hiệu và các sản phẩm, nhãn hiệu. Họ thường là người trực tiếp dán quảng cáo, thông báo, làm các ấn phẩm truyền thông,… tập trung mạnh vào chiến lược truyền thông xã hội để thu hút các khách hàng. Hiện tại, nhận thức của các doanh nghiệp hiện nay về Marketing ngày càng càng cao và đều tập trung vào mảng này. Thị trường marketing tự động cập nhật và dự báo sẽ tăng từ 3.2 tỷ USD vào năm 2010 lên 4.8 tỷ USD vào năm 2015. Những người đang sử dụng nền tảng tự động hóa Marketing chiếm 53% tỷ lệ chuyển đổi từ Marketing thông thường. 77% giám đốc Marketing ở những công ty hàng đầu trong các lĩnh vực chỉ ra rằng mục đích lớn nhất để vận hành lĩnh vực Marketing tự động đó là tăng lợi nhuận doanh thu.
Còn bộ phận Sales sẽ là người biến sự quan tâm của đối tượng khách hàng thành hành động mua hàng thực tế. Khoảng 35 – 50% doanh số bán hàng là công sức của các lĩnh vực phân phối hoặc đội ngũ nhân viên bán hàng. Trong khi đó, 70% hoạt động mua được hoàn thành khi đội ngũ nhân viên sale nhận thấy có triển vọng bán hàng, 53% doanh số bán hàng được thực hiện bởi đội ngũ nhân viên sales, 24% từ nhóm marketing. Theo khảo sát, 4% nhân viên sales ở Mỹ có khả năng bán tới 94% sản phẩm và dịch vụ. Đến 90% nhân viên sales thuộc lòng danh mục các sản phẩm của mình quản lý và họ có tới 71% thời gian không hề bán hàng.
3. Sự khác biệt về vấn đề quan tâm
Trọng tâm chú ý của việc bán hàng là sản xuất sản phẩm theo mục tiêu của doanh nghiệp. Còn Marketing lại ngược lại, tập trung hoàn toàn vào việc tìm hiểu nhu cầu khách hàng. Sự tương phản giữa Sales và Marketing đã được nêu rõ trong bài phát biểu của Lester Wunderman, một trong những Marketing nổi tiếng: “Bản tụng ca của công cuộc Cách mạng Công nghiệp là bản tụng ca của các nhà sản xuất, họ nói rằng “Đây là cái do tôi làm ra, tại sao bạn không mua nó đi?” Còn trong thời đại thông tin hiện nay thì lại là người mua hàng đang hỏi: “Đây là cái tôi muốn, tại sao bạn không sản xuất nó đi?”
4. Sự khác biệt về cách thức hoạt động
Giữa Marketing và Sales cũng có nhiều sự khác biệt đặc thù về cách thức hoạt động. Marketing sử dụng nhiều hình thức trực tiếp như gửi mail chăm sóc khách hàng cũ và những đối tượng khách hàng tiềm năng có quan tâm đến các sản phẩm, mở rộng phạm vi quảng cáo thông qua các chiến dịch Marketing để tạo nên ảnh hưởng trong thị trường mới. Hoạt động trong Marketing phải đòi hỏi sự phối hợp giữa các biện pháp Marketing hỗn hợp (marketing đối nội, marketing đối ngoại) chứ không chỉ riêng khâu bán hàng. Marketing khách hàng tức là doanh nghiệp phải tìm các cách thức nhu cầu của đối tượng khách hàng và chuyển hóa nhu cầu đó thành việc mua hàng của doanh nghiệp. Marketing đối nội tức là doanh nghiệp công ty phải làm tốt các mảng như tuyển dụng, huấn luyện, quán triệt và động viên tới đội ngũ nhân sự của doanh nghiệp vì một mục tiêu hoạt động chung là làm thỏa mãn nhu cầu khách hàng tốt hơn. Để tạo ra sự thành công dễ dàng cho doanh nghiệp, marketing đối nội phải đi trước marketing đối ngoại.
Và một trong những hình thức mang tính truyền thông rất hiệu quả là truyền miệng, phù hợp với những doanh nghiệp công ty nhỏ, ngân sách ít hoặc nguồn khách hàng còn tương đối hạn chế. Marketing thường tìm kiếm những thị trường tiềm năng cho sản phẩm, dấn thân vào thị trường mới chưa được khai thác để giảm sức cạnh tranh.
Đội ngũ nhân viên Sales là những người sử dụng lời nói để thuyết phục đối tượng khách hàng quan tâm và mua hàng. Không tạo áp lực hay ép khách hàng mua mà khéo léo chỉ ra các điểm mạnh, điểm nổi bật của các sản phẩm của mình so với sản phẩm khác để khách hàng họ tự quyết định. Ngược lại, có phương thức khác của bộ phận Sales là tạo áp lực cho khách hàng bằng những lời nói mạnh mẽ, cố gắng thay đổi quyết định của họ. Chẳng hạn như, sản phẩm này hôm nay là ngày cuối cùng khuyến mãi, Đây là giá giảm kịch sàn rồi đấy,… Hoặc có nhiều hình thức bán hàng tư vấn, bán sản phẩm đi kèm với các dịch vụ tư vấn. Ví dụ như bán giải pháp phần mềm sẽ đi kèm với dịch vụ hỗ trợ,… Nguồn lực bán hàng tư vấn hoạt động tốt nhất khi sản phẩm của họ khác biệt với đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, cách bán hàng ngày nay thông minh nhất là bán hàng giải pháp. Nếu khách hàng đang gặp thắc mắc, hãy đặt ra những câu hỏi để xác định những giải pháp tốt nhất dành cho họ. Người bán nên tập trung lắng nghe khách hàng nhiều hơn, hiểu được những gì họ thực sự muốn thay vì nói quá nhiều. Qua việc hiểu được insight của khách hàng và việc bán hàng sẽ trở nên đơn giản hơn.
5. Sự khác biệt về mục tiêu lợi nhuận
Đây chính là điểm khác biệt lớn nhất giữa bộ phận Marketing và bộ phận Sales. Mục tiêu của bộ phận Sales là tăng lợi nhuận nhờ tăng số lượng bán ra sản phẩm. Còn bộ phận Marketing mang tầm vĩ mô hơn, hướng tăng lợi nhuận bằng cách làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Tạo ra các giá trị bằng việc tạo ra những giải pháp tốt hơn, giảm bớt thời gian, công sức cho việc tìm mua sản phẩm của khách hàng, mang đến tiêu chuẩn sống cao hơn.
Trên đây là thông tin giải đáp Marketing và Sales khác nhau như thế nào mà WISE Business tổng hợp được. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích! Đừng quên theo dõi fanpage WISE Business và group GIÀU LÊN NHỜ MARKETING để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích mỗi ngày!
đến từ chuyên gia hàng đầu
"Hãy like và share nếu thấy bài viết hữu ích. Sự ủng hộ của bạn sẽ giúp chúng tôi có thêm động lực sản xuất nhiều kiến thức giá trị hơn"

Lương Hồng Ngọc
Bài viết liên quan

TOP 5 CÁCH TÌM INSIGHT KHÁCH HÀNG HIỆU QUẢ CHÍNH XÁC NHẤT
4.4/5 – (5 bình chọn) Insight khách hàng là một trong những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trong marketing. Nó được coi là yếu tố then chốt, ảnh

5 BƯỚC XÂY DỰNG CHÂN DUNG KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU CHUẨN CHỈNH
4.7/5 – (3 bình chọn) Trong hoạt động kinh doanh, việc xây dựng chiến lược marketing là rất quan trọng. Việc tìm hiểu và nghiên cứu thị trường là rất

CÁCH THIẾT LẬP MÔ HÌNH PHỄU MARKETING ĐƠN GIẢN DỄ HIỂU
4.7/5 – (3 bình chọn) Bạn đang có sản phẩm, dịch vụ tốt nhưng chưa biết cách tiếp cận càng nhiều khách hàng mục tiêu càng tốt để thúc đẩy

MÔ HÌNH AIDA – KHÁI NIỆM & CÁCH ỨNG DỤNG MÔ HÌNH AIDA
4.7/5 – (3 bình chọn) Một trong những công thức then chốt trong lĩnh vực truyền thông và tiếp thị chính là mô hình AIDA. Vậy mô hình AIDA có

MÔ HÌNH SMART – KHÁI NIỆM, VÍ DỤ, CÁCH ỨNG DỤNG MÔ HÌNH SMART
4.7/5 – (3 bình chọn) Mô hình SMART là mô hình thiết lập mục tiêu hiệu quả và khôn ngoan nhất và được áp dụng phổ biến. Để biết thêm

MÔ HÌNH 3C – HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG MÔ HÌNH 3C TRONG MARKETING
4.7/5 – (3 bình chọn) Mô hình 3C là một mô hình tiếp thị cung cấp quan điểm chiến lược về các yếu tố chính quyết định thành công của