HỌC CÁCH QUẢN LÝ BẢN THÂN ĐỂ THÀNH CÔNG
-
WISE Business
- 31/12/2022
Quản lý bản thân là một trong những kỹ năng quan trọng nhất, giúp chúng ta trở nên xuất sắc, thành công hơn trong sự nghiệp cũng như cuộc sống. Vậy bạn hiểu kỹ năng này như thế nào? Và làm thế nào để rèn luyện và nâng cao kỹ năng quản lý bản thân? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp ngay câu hỏi của bạn.
1. Quản lý bản thân là gì?
Quản lý bản thân có nghĩa là chúng ta cần phải kiểm soát, quản lý mọi mặt từ cảm xúc, suy nghĩ đến hành động và lời nói của mình,… Đây cũng là cách giúp bản thân chúng ta có một định hướng làm việc rõ ràng và luôn biết cách nỗ lực để tìm kiếm cơ hội cho bản thân mình.
Cho dù bạn là nhân viên hay các nhà lãnh đạo thì cần phải cải thiện những khuyết điểm, để bản thân có những thay đổi tốt và mang lại hiệu quả trong công việc, cuộc sống.
Để quản lý bản thân một cách tốt nhất, bạn cần phải chịu mọi trách nhiệm về tất cả hành động của mình, cố gắng làm việc một cách tốt nhất. Kỹ năng này sẽ quyết định được bạn có thành công hay không khi mình quản lý được cuộc sống và công việc.
1.1 Quản lý cảm xúc
Bạn cần phải biết khi nào nên trì hoãn cảm xúc, khi nào nên bày tỏ cảm xúc để đạt được sự thông cảm và làm lay động người khác. Bên cạnh đó, kiềm chế cảm xúc nó khác với phủ nhận và chôn vùi nó. Bạn nên đặt mình vào vị trí người khác để quản lý cảm xúc và cảm nhận. Nếu mình là người đó thì mình làm gì, giải quyết vấn đề ra sao.
1.2 Quản lý thời gian
Quản lý thời gian là kỹ năng rất quan trọng, chúng giúp cho mọi người sắp xếp và phân chia công việc sao cho thuận tiện nhất. Bạn có thể lập kế hoạch theo giờ, tuần, tháng,…. và đạt được kết quả tốt trong công việc. Đặc biệt những người ở vị trí “nằm giữa” công ty, sẽ chịu áp lực từ cấp cao xuống và nhân viên lên. Những người này thường sẽ được kỳ vọng rất nhiều.
Thay vì nghĩ đến tiền bạc, thì bạn hãy nghĩ tới nó dưới dạng giá trị thời gian. Và bạn hãy nghĩ xem điều gì làm bạn phải dành cả cuộc đời để quan tâm đến nó? Từ đó bạn sẽ có cách quản lý thời gian hiệu quả hơn, hiệu quả hơn.

Cách quản lý thời gian hiệu quả
1.3 Quản lý các ưu tiên
Thử thách lớn nhất là bạn phải biết cách sắp xếp các thứ tự ưu tiên cho những việc quan trọng. Nếu bạn chưa biết cách quản lý thì sẽ luôn cảm thấy áp lực và hiệu suất công việc sẽ giảm. Bạn nên lên kế hoạch cho công việc, để giúp năng suất công việc bạn cần ưu tiên như sau:
80% thời gian – làm những việc bạn cần phải hoàn thành, giỏi.
15% thời gian – làm những việc bạn đang học hỏi.
5% thời gian – làm những việc cần thiết khác.
Bạn sẽ gặp khó khăn trong khoản thời gian đầu, nhưng bạn cần có tính kỷ luật và quyết định đâu là những việc không nên làm. Hãy làm những việc giúp bạn phát triển khả năng hoặc những việc cấp trên yêu cầu bạn làm. Những công việc còn lại bạn cho chúng vào trong danh sách những việc không nên làm.
1.4 Quản lý năng lượng
Các nhà khoa học cho biết, 90% niềm vui của mình đến từ nguồn năng lượng của bản thân. Khi bạn cảm thấy vui thì lúc làm việc bạn sẽ cảm thấy đầy năng lượng và mang lại hiệu quả hơn.
Để kiểm soát được cảm xúc, bạn phải cải thiện được năng lượng của bản thân cho dù bạn đang rất áp lực. Khi có những áp lực và thách thức đè lên vai thì cảm xúc của con người sẽ rơi vào tiêu cực. Nếu bạn luôn mang năng lượng tích cực thì chúng sẽ mang lại lợi ích cho mọi người xung quanh.
Bạn cần học cách cân bằng cảm xúc để cuộc sống mang lại nhiều niềm vui. Hãy dành thời gian nhiều hơn cho bản thân để thư giãn và phấn đấu hết mình vì mục tiêu và lý tưởng cho riêng mình.

Quản lý năng lượng giúp mang lại lợi ích cho mọi người xung quanh.
1.5 Quản lý suy nghĩ
Kiểm soát suy nghĩ của bản thân đó là một thói quen, tưởng chừng khó nhưng lại rất dễ. Nhiều lúc, chú tâm suy nghĩ một chuyện lại giúp chúng ta đưa ra những cách giải quyết đúng đắn. Tuy nhiên, chúng ta cần học cách kiểm soát suy nghĩ là điều quan trọng nhất.
Linda Benjamin, một nhân viên xã hội lâm sàng và lo lắng chia sẻ: “Nếu bạn không giải quyết được những lo lắng của mình, chúng sẽ lớn dần và đáng sợ hơn”.
Bạn hãy tạo cho mình một thói quen viết nhanh ra giấy để tìm cách giải quyết. Nếu có thời gian rảnh thì hãy nghĩ về điều đó. Và nguyên tắc 1 phút > 1 giờ sẽ giúp bạn có một cách làm việc tốt và năng suất hơn.
1.6 Quản lý lời nói
Kiểm soát cảm xúc trong lời nói của mình không có nghĩa là bạn bỏ đi cảm xúc mà là cách làm chủ cảm xúc trong giao tiếp. Nó thể hiện qua ngôn ngữ mà bạn nói ra. Quản lý lời nói của bản thân được biểu hiện qua một quá trình học hỏi và lắng nghe.
Nếu có ai đó ngừng làm việc để nghe bạn nói, họ chỉ muốn nghe những lời có giá trị. Vậy bạn cần quản lý lời nói của mình sao cho hiệu quả, tránh gây mất lòng hoặc khó chịu cho những người xung quanh. Nếu bạn quản lý tư duy tốt và tận dụng hiệu quả khoảng thời gian nghĩ, thì lời nói của bạn sẽ tiến bộ hơn. Bạn hãy nói những ngắn gọn, súc tích nhưng có nghĩa. Hoặc giữ im lặng sẽ tốt hơn cho bạn
1.7 Quản lý cuộc sống riêng
Dù bạn làm việc và quản lý bản thân rất tốt, nhưng cuộc sống của bạn là một mớ hỗn độn, thì cuối cùng nó cũng trở nên tồi tệ. Bên cạnh đó, nó cũng không có ích gì khi bạn leo lên đỉnh cao sự nghiệp nhưng gia đình lại tan vỡ?
Để quản lý được bản thân nói chung và cuộc sống của mình nói riêng, thì bạn cần có một tình yêu, sự tôn trọng của người thân trước và sau đó là những người làm việc cùng mình.
2. Kỹ năng quản lý bản thân có quan trọng?
Kỹ năng quản lý bản thân này giúp chúng ta cải thiện việc làm và cuộc sống. Nếu bạn có kỹ năng tổ chức thì việc lập danh sách, lên lịch, biết cách quản lý mọi thứ cuộc sống và công việc. Ngoài ra, có những kỹ năng này sẽ giúp bạn chuyên nghiệp, mang lại hiệu quả trong công việc hơn.
Nhà tuyển dụng rất coi trọng kỹ năng tổ chức vì nó sẽ quyết định bạn có làm việc hiệu quả và hoàn thành công việc đúng hạn hay không. Kỹ năng này cũng cho thấy bạn quan tâm đến công việc như thế nào. Đặc biệt, nếu bạn là người lãnh đạo thì những kỹ năng tổ chức lại càng cần thiết.

Quản lý công việc giúp chúng ta cải thiện việc làm và cuộc sống.
3. Những lợi ích của việc quản trị bản thân
Có rất nhiều thắc mắc đặt ra là: Nếu không quản lý được bản thân thì việc quản lý nhân viên, cấp dưới có được hay không? Các bạn cũng có thể trả lời được câu hỏi này. Ngay cả việc quản lý bản thân mình vẫn chưa được thì làm sao bạn có thể quản lý cả một tập thể. Rất khó để bạn kiểm soát mọi thứ.
Vì thế, để trở thành một người toàn diện các kỹ năng quản lý bản thân thì bạn phải học hỏi không ngừng, cần tìm hiểu và trau dồi các kiến thức và kỹ năng để trở thành một người lãnh đạo. Nó không chỉ giúp bạn bám sát, hiệu quả trong công việc mà còn giúp bạn xây dựng được các mối quan hệ từ nhiều phía. Đặc biệt, có thể giúp bạn trong việc điều phối nhân sự trong doanh nghiệp.
Quản lý được bản thân mang lại cho bạn nhiều lợi ích như:
- Bạn sẽ trở nên chuyên nghiệp trong công việc khi quản lý được bản thân. Giúp đạt được những thành công nhất định.
- Giúp bạn lên kế hoạch, lịch trình với những việc quan trọng.
- Xây dựng, mở rộng thêm các mối quan hệ trong công việc và đời sống.
- Được mọi người tin tưởng để giao phó các công việc quan trọng trong công ty.
- Tạo dựng cho bạn phong cách làm việc trách nhiệm, kỷ luật với chính bản thân mình và mọi người xung quanh.
- Cải thiện được tất cả các kỹ năng và việc xử lý tình huống sẽ khéo léo hơn.
- Nhận thức được những giá trị mình muốn và nắm bắt những cơ hội thành công trong tương lai.
4. Hình thành và cải thiện kỹ năng quản lý bản thân
Dưới đây là một số kỹ năng bạn nên có để quản lý bản thân một cách tốt nhất:
4.1 Kỹ năng giao tiếp
Mọi người luôn nghĩ chỉ cần bạn nói chuyện bình thường, rõ ràng nhưng trôi chảy là có thể đủ giao tiếp. Đây chỉ là một góc nhỏ của kỹ năng giao tiếp. Để có thể lãnh đạo được, bạn cần phải có kỹ năng này để truyền tải thông tin một cách nhanh gọn và giúp mọi người dễ hiểu.
Bạn muốn có kỹ năng này tốt thì bắt buộc bạn phải học hỏi nhiều để có thể tự tin khi giao tiếp và mang lại sự thoải mái cho người đối diện.
4.2 Kỹ năng quản trị cảm xúc bản thân
Cảm xúc của bản thân là một phản xạ tự nhiên. Để quản trị được cảm xúc bạn cần lý trí để điều chỉnh. Nó là một kỹ năng khó và chúng ta cần dành nhiều thời gian để học cách quản trị cảm xúc bản thân. Hãy sử dụng lý trí thay vì dùng cảm xúc để hành động. Điều này sẽ giúp cho bạn không ảnh hưởng đến công việc và đưa ra những quyết định đúng đắn hơn.
Chính vì vậy, việc điều chỉnh cảm xúc của bản thân giúp bạn luôn tỉnh táo, bình tĩnh và tự tin khi làm việc.
4.3 Kỹ năng quản lý thời gian
Khối lượng công việc sẽ làm bạn rơi vào một vòng luẩn quẩn bận rộn. Bạn cần phân chia thời gian làm việc hợp lý để có thể đảm bảo lượng công việc hiệu quả nhất.
Bạn nên lập bảng những công việc cần làm trong một ngày để có thể kiểm soát được thời gian. Cái nào quan trọng thì mình ưu tiên. Đặc biệt, bạn cần phải sắp xếp thời gian để cần bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân của bạn.
4.4 Kỹ năng quản lý công việc
Bạn có nhiều đầu công việc cần làm trong ngày? Và không biết bắt đầu từ đâu? Bạn phân vân không biết nên làm gì trước? Vậy bạn hãy xếp mức độ ưu tiên của công việc theo thời gian hay nhiệm vụ quan trọng lên đầu.
- 80% là làm những việc bạn giỏi nhất.
- 15% làm những việc bạn đang học hỏi.
- 5% làm những việc bạn cho là cần thiết khác cần thiết khác.
Bạn cũng có thể nhờ vào sự giúp đỡ của các phần mềm để hỗ trợ quản lý công việc của mình. Nếu bạn không tự quản lý được thì đây là một lựa chọn an toàn. Giúp bạn khắc phục khó khăn này một cách dễ dàng hơn. Để có thể đảm bảo được năng suất công việc thì bạn cần lựa chọn phần mềm phù hợp để quản lý, tăng năng suất và đảm bảo tiến độ.

cách quản lý bản thân hiệu quả
4.5 Kỹ năng quản lý năng lượng
Năng lượng của một người là vô tận. Có những lúc bạn sẽ cảm thấy cạn kiệt năng lượng sau một thời gian dài làm việc căng thẳng.
Do đó, hãy phân chia năng lượng đồng đều để phát huy thế mạnh của bạn vào những phần việc trọng yếu. Những việc không quan trọng nên làm sau và để tránh tốn nhiều thời gian .
5. Kết luận
Bạn không chần chừ mà hãy bắt tay vào rèn luyện, quản lý bản thân để hình thành một thói quen tốt và tư duy của lãnh đạo tài giỏi.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có được những kỹ năng và cách quản lý bản thân để hoàn thiện hơn. Và tìm ra những hướng phát triển tốt hơn trong tương lai.
Theo dõi website WISE Business, group GIÀU LÊN NHỜ MARKETING và group Zalo CHIA SẺ BÍ QUYẾT KHỞI NGHIỆP để cập nhật thêm nhiều tin tức mới nhé!
Ứng tuyển ngay
"Hãy like và share nếu thấy bài viết hữu ích. Sự ủng hộ của bạn sẽ giúp chúng tôi có thêm động lực sản xuất nhiều kiến thức giá trị hơn"
WISE Business
Bài viết liên quan

TOP 9 CUỐN SÁCH HAY VỀ NHÂN SỰ NHÀ QUẢN TRỊ NÊN ĐỌC
4.7/5 – (3 bình chọn) Trong bài viết tiếp theo của WISE Business, chúng ta sẽ điểm qua những cuốn sách hay về nhân sự đáng đọc nhất hiện nay.

THỎ VÀ CỦ CÀ RỐT – BÀI HỌC VỀ KHEN THƯỞNG NHÂN VIÊN ĐÚNG CÁCH
4.7/5 – (6 bình chọn) Bạn có bao giờ nghe về câu chuyện “Vua thỏ và củ cà rốt” chưa? Đó là một câu chuyện đơn giản nhưng cực kỳ

CÁCH XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC LÝ TƯỞNG NHẰM NÂNG CAO HIỆU SUẤT NHÂN VIÊN
5/5 – (1 bình chọn) Một môi trường làm việc lý tưởng sẽ thúc đẩy nhân viên nỗ lực hết mình, tạo ra nhiều giá trị nhất có thể và

BUSINESS ANALYTICS LÀ GÌ? XU HƯỚNG NHÂN SỰ DOANH NGHIỆP TƯƠNG LAI?
4.7/5 – (3 bình chọn) Business Analyst hay còn gọi là nhà phân tích kinh doanh, những người giúp hướng dẫn các doanh nghiệp cải thiện quy trình, sản phẩm,

FED LÀ GÌ ? MỐI QUAN HỆ GIỮA FED VÀ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ
Đánh giá bài viết FED là gì là chủ đề bất cứ ai tham gia hoặc có ý định tham gia vào thị trường chứng khoán đều nên biết thông

TỰ DO TÀI CHÍNH? KẾ HOẠCH ĐỂ TRỞ NÊN GIÀU CÓ TRONG TƯƠNG LAI
Đánh giá bài viết Dù bạn là người mới bắt đầu hay đã có sự nghiệp ổn định thì tự do tài chính là mục tiêu chung mà ai cũng