GOOGLE PENALTY LÀ GÌ? HƯỚNG DẪN KIỂM TRA VÀ KHẮC PHỤC GOOGLE PENALTY ĐẦY ĐỦ NHẤT 2021

Share on facebook
Share on linkedin
Share on twitter
Share on pinterest
5/5 - (1 bình chọn)

Google Penalty là một trong những nguyên nhân khiến cho website bị ảnh hưởng một cách nặng nề về traffic, về thứ hạng website. Tuy vậy, có nhiều SEOer còn băn khoăn Google Penalty là gì? Liệu website của mình có bị dính Google Penalty không? Cách khắc phục Google Penalty như thế nào? Bài viết sau đây của WISE BUSINESS sẽ giúp các bạn giải đáp những thắc mắc đó.

I. Google Penalty là gì?

Penalty

Google Penalty là hình phạt mà Google áp dụng với một website dựa trên các thuật toán tìm kiếm của Google. Các hình phạt này có thể là kết quả của việc cập nhật các thuật toán hoặc nghi ngờ về các việc dùng các kỹ thuật SEO dịch vụ bị cấm để quảng bá cho website trên các công cụ tìm kiếm, chẳng hạn như các liên kết không tin cậy hoặc cố tình nhồi nhét từ khóa.

Thuật toán Google Panda được ra đời vào ngày 24/2/2011 nhằm giảm thứ hạng các website có nội dung kém chất lượng

Các hình phạt được đưa vào để loại bỏ những nội dung có chất lượng thấp trong bảng xếp hạng của Google. Thuật toán Penguin được Google áp dụng từ năm 2012 để trừng phạt các hình thức thao túng backlink hoặc spam liên kết nhằm đạt được thứ hạng cao cho PageRank.

Thuật toán chim ruồi (Hummingbird) sẽ giúp gia tăng độ chính xác và tạo ra sự tương tác tự nhiên với người dùng thông qua việc xem xét toàn bộ nội dung của bài viết và tìm ra những kết quả có liên quan tới những gì mà người dùng muốn tìm kiếm.

Xem Thêm: Top 9 Thuật Toán Google Mới Nhất  Năm 2021

II. Các loại hình phạt của Google

penalty

Án phạt của Google có nhiều dạng và mức độ phạt khác nhau, nên thông thường sẽ không có một dấu hiệu chính xác nào dành cho một hình phạt cụ thể. Về cơ bản sẽ có 2 loại hình phạt chính, mỗi loại đều có những cách xử lý khác nhau. 

1. Hình phạt thủ công 

Đây là loại hình phạt xuất phát từ những nhân viên đánh giá chất lượng của Google, khi bạn cố gắng làm điều gì đó đáng ngờ để tăng thứ hạng của website thì có thể bạn sẽ bị Google phạt. có một ưu điểm đó là trừ khi bạn cố tình làm điều gì đó đáng ngờ, bạn sẽ không sợ phải đối mặt với một hình phạt thủ công và khi bạn bị dính án phạt thì Google cũng thông báo một cách minh bạch cho bạn biết thông qua email. 

Ngoài ra bạn có thể tự kiểm tra án phạt ở tab “Tác vụ thủ công” trong Google Search Console. Nếu bạn bị dính án phạt, tốt nhất là bạn hãy liên hệ để đề xuất với Google đánh giá lại website của bạn. 

2. Hình phạt thuật toán

Nếu như bạn cảm thấy website bạn đang bị dính Google penalty nhưng lại không thấy bất kỳ thông báo nào trong Google Search Console, thì rất có thể bạn đang bị dính hình phạt thuật toán. Google luôn thay đổi và cập nhật những thuật toán mới nhất nhằm trừng phạt các website có chất lượng thấp.

Ngược lại với hình phạt thủ công, thì quản trị viên của website sẽ không nhận được bất kì thông báo nào khi website bị dính hình phạt thuật toán, điều này có nghĩa là bạn phải tốn nhiều công sức hơn để xác định được án phạt mà Google dành cho website của.

Tìm Hiểu Thêm: SEO Audit Là Gì? Hướng Dẫn Audit Website Từ A-Z Năm 2021

III. Cách nhận biết Website của bạn bị Google Penalty

Penalty

1. Sử dụng công cụ Search Google

Bạn vào công cụ tìm kiếm của Google (Google search) và gõ cấu trúc “site:yoursite.com” để có thể biết được số lượng kết quả trang mà bạn được index. Nếu như không có kết quả URL nào trả về, chứng tỏ rằng bạn đã bị dính Google penalty

2. Kiểm tra file robots.txt

Hãy kiểm tra xem file robots.txt có bị lỗi chặn Google index URL hay không? Nếu bạn đang gặp vấn đề này thì tốt nhất hãy gỡ file robots.txt ra và sửa lại ngay. Đồng thời kiểm tra xem bạn có đặt no-index hay nofollow ở thẻ Meta robots hay không?

3. Kiểm tra thông qua công cụ Google Analytics

Hãy kiểm tra lưu lượng truy cập bằng Google Analytics. Nếu như lưu lượng truy cập giảm trong những ngày Google thay đổi thuật toán, thì rất có thể bạn đã bị dính án phạt và điều đó khiến lưu lượng truy cập của bạn bị giảm.

4. Kiểm tra lỗi trùng lặp nội dung

Hãy kiểm tra xem nội dung website của bạn có bị trùng lặp hay không. Có một cách làm rất hiệu quả đó là chèn thêm &filter=o vào phía cuối URL của bài viết. Nếu như vẫn xuất hiện bài viết thì bài viết của bạn đã chắc chắn bị trùng lặp.

5. Tốc độ tải trang

Tuy rằng đây không phải là một yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến việc Google đưa ra hình phạt cho trang web của bạn hay không. Nhưng, trong thời gian dài tốc độ tải trang chậm có thể làm ảnh hưởng đến thứ hạng của trang web, khiến cho trang web của bạn dính các thuật toán của Google.

Bên cạnh đó còn có rất nhiều yếu tố bất lợi khác cũng có thể gây ảnh hưởng đến website của bạn như cấu trúc website không đúng, bị đối thủ chơi xấu, …

Hoặc bạn cũng có thể kiểm tra Google Penalty thông qua các công cụ sau đây:

Penalty

Panguin Google Penalty Check Tool

Công cụ Panguin Google Penalty Check Tool thật sự đem lại nhiều lợi ích cho các SEOer trong việc kiểm tra các Google penalty. 

Panguin Google Penalty Check tool là một công cụ rất dễ để sử dụng. Bạn chỉ cần đăng nhập vào  Panguin Google Penalty Check tool bằng tài khoản Gmail dùng để quản trị Google Analytics của website mình. Ngay lập tức, bạn sẽ nhìn thấy biểu đồ traffic của website cũng như thời điểm chính xác diễn ra các cập nhật thuật toán của Google.

Rank Ranger

Rank Ranger chính là sự kết hợp các tính năng của Mozcast và Moz, nó mang đến cho bạn tất những thông tin đến từ cả 2 công cụ này trong 1 màn hình. Khi sử dụng Rank Ranger, bạn sẽ được cung cấp các thông tin một cách cực kỳ chi tiết về mỗi bản cập nhật thuật toán của Google.

Fruition’s Google Penalty Checker Tool 

Fruition’s Google Penalty Checker Tool là một công cụ xác định nguyên nhân chính xác dẫn đến sự thay đổi từ lớn đến nhỏ trên website của bạn. Để sử dụng được nó đó bạn chỉ cần tạo một tài khoản miễn phí. Khi đã hoàn thành xong bước đăng ký này, các dữ liệu đầu tiên mà bạn có thể nhìn thấy đó là các biểu đồ cập nhật những tác động tới website của mình.

SEMrush

SEMrush là một công hữu ích giúp bạn kiểm tra các hình phạt của Google. Đây chính là công cụ toàn diện nhất trong danh sách các công cụ mà ngày hôm nay WISE BUSINESS giới thiệu đến các bạn. Bằng cách sử dụng phương pháp tiếp cận chuyên sâu, SEMRush sẽ báo cáo chính xác cho bạn về những gì Google đã làm trong khoảng thời gian gần đây. 

Accuranker’s Google ‘Grump’ Rating

Accuranker’s Google ‘Grump’ Rating sẽ cho bạn thấy được mức độ ảnh hưởng của các thuật toán của Google đã được cập nhật gần đây. cũng như các thay đổi sắp tới sẽ ảnh hưởng đến xếp hạng trên trang kết quả tìm kiếm của bạn. Bạn có thể kiểm tra sự ảnh hưởng này trên một loạt những thiết bị và các địa điểm khác nhau trên thế giới. Công cụ này sẽ đánh giá các hoạt động hiện tại của Google ở một trong các cấp độ như sau: Chilled, Cautious, Grumpy, Furious. 

IV. Các nguyên nhân khiến website của bạn bị Google Penalty

Penalty

1. Liên kết bất bình thường (Unnatural links): 

Google xem liên kết như một tiêu chí để đánh giá chất lượng website. Nếu Google nghi ngờ một liên kết được tạo ra từ công cụ tự động tạo backlink, thì website của bạn có nguy cơ bị phạt rất cao.

Ví dụ về liên kết bất bình thường:

  • Liên kết có chất lượng thấp, bị ẩn đi, hoặc chứa nhiều từ khóa được nhúng vào widgets (một thành phần của WordPress có chức năng bổ sung nội dung và định hình sidebar và footer) của một trang.
  • Liên kết nằm trong templates (các mẫu layout được thiết kế sẵn theo bố cục, nội dung, chủ đề, màu sắc nhất định) hoặc footer (phần dưới cùng) của nhiều website.
  • Đường link được tối ưu hóa bên trong bình luận ở forum hoặc chữ ký.

Trong những trường hợp như trên, Google sẽ không tính cho bạn đường liên kết đó và dành cho bạn một gậy Google Penalty. 

2. Nội dung trùng lặp hoặc có chất lượng thấp: 

Google luôn muốn người dùng của họ có được trải nghiệm tốt nhất. Nếu như nội dung website của bạn không cung cấp cho người dùng bất cứ giá trị nào, tỉ lệ bị dính Google Penalty của bạn là rất cao.

Nội dung chất lượng thấp hoặc trùng lặp bao gồm:

  • Nội dung được tạo một cách tự động
  • Nội dung copy từ cách trang khác
  • Guest post (guest posting- bài viết của khách) có chất lượng kém

3. Thin content (trang có nội dung mỏng)

Lỗi phạt này sẽ có tác động rất đáng kể đến traffic website của bạn. Ở một số trường hợp, bạn không thể tránh khỏi việc sử dụng duplicate Content. Để Google biết rằng bạn thừa nhận sự trùng lặp nội dung và hành động một cách thiện chí, bạn có thể sử dụng thẻ tag canonical (cách để báo với công cụ tìm kiếm của Google về việc xác định danh tính cho nội dung thuộc một URL duy nhất). Thẻ tag canonical giúp điều hướng sự quan tâm của Google đến một phần nào đó của nội dung.

4. Link rác và và spam: 

Mặc dù ít người bị phạt vì link rác nhưng điều đó vẫn có thể xảy ra. Spam thì có thể bao gồm che giấu link quá mức cho đến cả ăn cắp nội dung. Cũng như link rác, bạn rất ít có khả năng bị phạt lỗi spam

Bạn cũng nên cẩn thận với Spammy Freehosts (máy chủ lưu trữ miễn phí). Thông thường, những đối tượng spam sử dụng các host (thuật ngữ để chỉ một máy tính kết nối tới một mạng máy tính, có địa chỉ xác định) rẻ tiền hoặc thậm chí là miễn phí. Nếu như host đó bị coi là nơi lưu trữ các website, thì Google có thể xử phạt tất cả các website được liên kết với host đó. Vì vậy, bạn phải cẩn trọng khi chọn thuê host. 

Có 2 loại hình phạt của Google nhắm đến link rác và link spam đó là:

Hình phạt Panda (Panda penalty):

Panda penalty dựa vào các nhân tố đánh giá chất lượng và muốn xóa bỏ tình trạng nội dung trùng lặp, inbound links (backlinks), và cách viết khó đọc. Khi một website không đáp ứng được tiêu các chí trên, Google sẽ áp dụng modification score (điểm sửa đổi) lên toàn bộ website. Do đó, kể cả bạn chỉ có một vài trang kém chất lượng, thì nó cũng sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ website.

Hình phạt Penguin (Penguin Penalty): Hình phạt này chủ yếu nhắm đến các backlink. Không giống như Panda penalty, Penguin penalty chỉ tác động đến một vài trang cụ thể. Do đó, nếu bạn bị dính hình phạt này, chỉ cần khôi phục một vài trang là được. 

Một vài yếu tố liên quan đến backlink có thể khiến website bạn bị phạt như:

  • Đa dạng nguồn links (Link diversity): nếu như hầu hết backlinks của bạn tập trung ở phần bình luận, điều đó sẽ bị coi là bất bình thường. tương tự, nếu nhiều liên kết có cùng một anchor text, đó là một tín hiệu xấu. Google có thể cho rằng đó là nỗ lực thao túng kết quả tìm kiếm.
  • Chất lượng nguồn link (Link Quality): Thường thì các website sở hữu một lượng backlinks vừa có chất lượng cao, vừa có chất lượng thấp. Kể cả bạn có quá nhiều backlink chất lượng thấp hay chất lượng cao, điều đó cũng sẽ khiến Google nghi ngờ
  • Tốc độ nhận link (Link velocity): Nếu như một website nhận được quá nhiều link trong một thời gian ngắn, đó là điều hoàn toàn không bình thường.

Tìm hiểu : LSI KEYWORDS LÀ GÌ ? 7 CÁCH SỬ DỤNG TỪ KHÓA LSI ĐỂ TĂNG TRAFFIC.

V. Các cách khắc phục khi website của bạn bị Google Penalty

Penalty

1. Loại bỏ backlinks xấu

Những nguồn backlink trên website của bạn:

  • Backlink từ website có nội dung trùng lặp
  • Backlink từ website không có sự liên quan đến thị trường ngách của bạn
  • Backlink điều hướng một cách lén lút
  • Liên kết bị che đậy (cloaked link)
  • Backlink toàn website
  • Backlink trỏ đến website bạn từ thư mực web (directory)
  • Những nội dung mang tính quảng cáo, giao dịch với bạn
  • Backlink từ các website cá cược, khiêu dâm …

Đây là những dạng backlink mà bạn có thể thấy ở website của mình, hãy loại bỏ các backlink này ngay trước khi bị Google phạt.

Nếu đã bị Google penalty rồi, thì bạn hãy sử dụng các công cụ phân tích backlink như Majestic, Moz Link Explorer, … Khi bạn dành thời gian phân tích backlink của mình, bạn sẽ nhận ra những liên kết nào đang gây hại đến xếp hạng website của mình.

Hoặc bạn có thể đến Google Webmaster Tools, tải hết backlink trỏ đến website của bạn, để tìm các backlink xấu, đầu tiên hãy nhìn vào danh sách dofollow backlink. Đó là những backlink đã vượt qua PageRank (xếp hạng website). Để xác định các backlink xấu trong đó, hãy dùng các công cụ phân tích backlink mà WISE BUSINESS vừa đề cập ở trên.

Nếu bạn đã tìm ra backlink nào tổn hại đến xếp hạng website của mình, hãy loại bỏ nó bằng cách viết email và gửi cho chủ nhân website nào đang liên kết đến bạn thông qua đường link xấu đó.

Một vài chủ website sẽ gỡ backlink trong khi vài số khác lại không muốn. Và trong trường hợp chủ website nhất quyết không gỡ bỏ backlink, bạn chỉ cần ngăn chặn liên kết toàn bộ domain của họ là được.

2. Khắc phục hình phạt Penguin

Nếu bạn dính hình phạt Penguin, thì những gì bạn có thể làm để khắc phục là không nhiều. Đầu tiên bạn cần loại bỏ những liên kết không mong muốn. Đó có thể là backlinks xấu hoặc liên kết bất bình thường

Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm tra tình trạng phân phối anchor text của mình. Mục đích là để xem bạn lấy những liên kết đó ở đâu. Cách dễ nhất để làm là sử dụng Backlink checker của Ahrefs. Nó sẽ cho bạn một bản báo cáo chi tiết chỉ trong vài giây.

Trong báo cáo của ahrefs, bạn hãy chuyển đến mục “Overview”. Ở đây bạn sẽ thấy sự phân phối anchor text cho website của bạn. Một bản báo cáo tốt thì cho thấy những link trần (naked URLs), từ khóa chứa tên thương hiệu, biến thể của từ khóa chính, …

Nếu bạn chỉ thấy từ khóa chính xác trong báo cáo này có nghĩa là website bạn dễ bị dính Penguin Penalty. Bạn cần phải loại bỏ những từ khóa như vậy ngay.

3. Khắc phục hình phạt Panda

Hình phạt Panda nhắm đến website có chứa quá nhiều quảng cáo và bị lỗi tải trang chậm, nội dung tệ…. Tóm lại, nó bao trùm hết những điều bạn cần phải làm để cải thiện trải nghiệm của người dùng tốt hơn.

Đầu tiên bạn cần kiểm tra tốc độ tải trang. Hãy sử dụng công cụ Pingdom để kiểm tra. Nó sẽ cho bạn thấy cần bao nhiêu thời gian để trang của bạn được tải xong.

Tiếp theo, bạn cần kiểm tra trang của mình có bị hoặc trùng lặp nội dung hoặc có kém chất lượng. Hãy sử dụng công cụ Google Webmaster Tools, tìm mục “Search Appearance” và “HTML Improvements”. Công cụ này sẽ cho bạn thấy có bao nhiêu phiên bản bị trùng lặp trên website mình.

Khi đã tìm ra những trang như vậy, bạn có 2 lựa chọn để hồi phục, hoặc là gắn thẻ no-follow cho những trang này, nếu không, hãy xóa hẳn các trang đó đi.

nhận tư vấn
WISE BUSINESS

Thật là bất lợi nếu như website của mình bị dính Google Penalty đúng không nào? Nếu chẳng may một ngày đẹp trời, website của bạn có những dấu hiệu của Google Penalty thì cũng đừng lo lắng bạn nhé. Hãy áp dụng ngay những biện pháp khắc phục mà WISE BUSINESS giới thiệu đến các bạn nhé.

Học IELTS online
Học IELTS online

Khóa học Marketing thực chiến

đến từ chuyên gia hàng đầu

"Hãy like và share nếu thấy bài viết hữu ích. Sự ủng hộ của bạn sẽ giúp chúng tôi có thêm động lực sản xuất nhiều kiến thức giá trị hơn"

Đình Long

Đình Long

Xin chào, tôi là Đình Long, founder của Đình Long Plus. Hiện tại, tôi là một chuyên gia Marketing tại Trường Đào tạo Doanh nhân WISE Business. Tôi có hơn 5 năm kinh nghiệm về lập trình web và hơn 4 năm kinh nghiệm về SEO. Tôi rất vui khi được chia sẻ kiến thức về lập trình web và SEO đến với mọi người.

Bài viết liên quan

EnglishTiếng Việt
0764.290.777
0764290777

Hotline: 0901270888