TĂNG DOANH SỐ THẦN TỐC CHỈ VỚI 1 CÔNG THỨC GIÁ TRỊ VÒNG ĐỜI KHÁCH HÀNG ĐƠN GIẢN NÀY!
-
Lưu Minh Hiển
- 30/06/2021
Đối với doanh nghiệp, một trong những tài sản quý giá nhất đó chính là khách hàng. Nhờ có họ, doanh nghiệp không chỉ thu lại nguồn lợi nhuận khổng lồ mà còn giúp họ tồn tại trên thương trường.
Tuy nhiên, để hiểu rõ đối tượng họ để tối ưu hoá chiến lược thì không phải chỉ dựa vào những kiến thức chung mà còn cần một công thức cụ thể và rõ ràng. Một trong đó là giá trị vòng đời – công thức kinh điển cho mọi doanh nghiệp!
Giá trị vòng đời (Customer Lifetime Value – CLV) là khoản đóng góp (giá trị) của khách hàng vào lợi nhuận của doanh nghiệp. Với giá trị vòng đời cao, những khách hàng trung thành thường đem lại nguồn lợi nhuận lâu dài và bền vững cho doanh nghiệp.
I. Giá trị vòng đời khách hàng được tạo ra theo công thức nào?
CLV hay còn gọi giá trị vòng đời của khách hàng là một trong những số liệu thống kê quan trọng theo dõi trải nghiệm của họ. Giá trị vòng đời là thước đo xem người mua hàng đó mang lại lợi nhuận như thế nào với doanh nghiệp trong khoảng thời gian không giới hạn thay vì lần mua đầu tiên. Số liệu có thể giúp doanh nghiệp xác định được chi phí phù hợp cho mỗi lần mua của họ là bao nhiêu.
Giá trị vòng đời – Lifetime Value – LTV chính là doanh thu mà khách hàng tạo ra trong suốt vòng đời của họ được tính bằng
LTV = giá trị trung bình của 1 đơn hàng * số lần giao dịch lặp lại * khoảng thời gian giữ chân.
Giá trị vòng đời của khách – CLV = LTV * Lợi nhuận hoặc Tổng doanh thu – Chi phí thu hút khách hàng đầu tiên – Chi phí giữ chân)
Tương tự như trên, CLV = 15 triệu – 2 triệu (chi phí sản xuất, marketing sản phẩm, tư vấn,…) – 200 nghìn (chi phí quà tặng, điện thoại chăm sóc học viên) = 12 triệu 800 nghìn.
Vậy doanh nghiệp cần làm gì để thúc đẩy vòng đời khách hàng?
Chắc chắn không thể bỏ qua điều này, đó chính là thu hút khách hàng.
Trước tiên, doanh nghiệp cần phải thu hút sự chú ý của họ bằng mọi phương pháp truyền thông khác nhau như quảng cáo trên các trang mạng xã hội, buổi hội thảo chia sẻ sản phẩm… để đảm bảo khách hàng có thể nhìn thấy và gây ấn tượng với họ.
II. Tối ưu hoá dịch vụ
Để giữ chân và tăng số lượng khách hàng trung thành thì dịch vụ chăm sóc đóng một vai trò cực kì quan trọng. Nếu dịch vụ không tốt sẽ là một lỗ hổng lớn trong doanh nghiệp. Thực tế là chỉ có khoảng 4% người không hài lòng và lên tiếng vì điều đó, vì vậy nếu thiếu các khiếu nại của khách hàng thì không đồng nghĩa với việc dịch vụ bạn đang cung cấp là xuất sắc.
Mục tiêu của dịch vụ bao gồm tất cả các quá trình tương tác trước và sau sử dụng dịch vụ. Nhân viên Marketing có thể sử dụng chỉ số LTV để xác định phân khúc khách hàng nào đem lại nhiều giá trị nhất cho doanh nghiệp. Với phân khúc đó, doanh nghiệp có thể đưa ra những chiến lược phù hợp để tạo mối quan hệ với phân khúc đó.
III. Tạo dựng mối quan hệ cá nhân hoá

Tạo dựng mối quan hệ cá nhân là yếu tố tạo ra sự khác biệt của doanh nghiệp bạn so với đối thủ cạnh tranh. Có 1 điều mà bạn luôn có thể khẳng định “khách hàng nào cũng muốn được đối xử một cách khác biệt”. Tạo nên những mối quan hệ cá nhân hoá sẽ giúp bạn có thể thu hút được nhiều khách hàng hơn, đây cũng là yếu tố giúp doanh nghiệp của bạn tăng doanh thu một cách dễ dàng.
IV. Củng cố sự trung thành
Khách hàng là một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp gia tăng doanh thu một cách mạnh mẽ. Để có thể giúp tổ chức làm được điều đó, họ sẽ quyết định mua hàng và doanh nghiệp sẽ phát triển lượng khách hàng dựa trên những mối quan hệ đó như là tặng quà sinh nhật, dùng thử sản phẩm mới, gửi lời chúc mừng một dịp đặc biệt,… để khách hàng cảm thấy gần gũi và được tôn trọng.

Dĩ nhiên, những người này sẽ trở thành những người mua hàng trung thành với doanh nghiệp, đồng thời giới thiệu thêm nhiều khách hàng tiềm năng khác. Do đó, bạn có thể dựa vào những thông tin thu thập được từ họ như sở thích, lịch sử giao dịch,… để áp dụng những dịch vụ cá nhân hóa để ghi điểm với khách hàng.
WISE Business cũng như hầu hết các doanh nghiệp khác đều hiểu rất rõ về giá trị vòng đời này và áp dụng công thức tính này rất thành công. Đúng như sứ mệnh, WISE Business đã chia sẻ kiến thức đến nhiều học viên hơn và giúp họ học tốt hơn.
Ứng tuyển ngay
"Hãy like và share nếu thấy bài viết hữu ích. Sự ủng hộ của bạn sẽ giúp chúng tôi có thêm động lực sản xuất nhiều kiến thức giá trị hơn"
Lưu Minh Hiển
Bài viết liên quan

SỰ KHÁC NHAU GIỮA OKR VÀ KPI MÀ CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO CẦN BIẾT
Sự khác nhau giữa KPI và OKR là một vấn đề phổ biến đối với các nhà lãnh đạo và chuyên gia quản trị nhân sự. KPI được xem như

QUY TRÌNH QUẢN TRỊ DÒNG TIỀN CỦA DOANH NGHIỆP HIỆU QUẢ
Việc quản lý dòng tiền một cách hiệu quả không chỉ là một phần quan trọng của chiến lược doanh nghiệp, mà còn là yếu tố quyết định sự sống

CÁCH RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TƯ DUY CỦA NHÀ QUẢN TRỊ ĐỂ NÂNG CAO HIỆU SUẤT
Kỹ năng tư duy đóng vai trò rất quan trọng đối với những nhà quản trị cấp cao. Đây không chỉ là nền tảng quyết định cho sự sáng tạo

TÌM HIỂU KHÁI NIỆM QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC CHI TIẾT
Mặc dù công nghệ ngày càng phát triển và có thể thay thế con người ở một số vị trí nhưng vai trò của quản trị nguồn nhân lực vẫn

QUẢN TRỊ NHÂN SỰ LÀ GÌ? 5 ĐIỀU NHÀ QUẢN TRỊ CẦN NẮM
Quản trị nhân sự đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và phát triển tài nguyên quý báu nhất của một doanh nghiệp – con người. Việc này

TÌM HIỂU VỀ VAI TRÒ CỦA LÃNH ĐẠO TRONG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
Vai trò của lãnh đạo không chỉ giới hạn trong việc ra quyết định và chỉ đạo mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và định