CHÚNG TA HỌC ĐƯỢC GÌ TỪ 5 CHIẾN LƯỢC TIẾP THỊ CỦA NETFLIX?
-
Lương Hồng Ngọc
- 06/12/2021
Trong thời gian gần đây, những người giải trí bằng dịch vụ trực tuyến đã quá quen với cái tên lớn như ‘’Netflix’’. Doanh thu của Netflix đã tăng 183% từ năm 2016 đến năm 2020, và đạt gần 25 tỷ đô la vào khoảng cuối năm 2020. Tương tự với số lượng người đăng ký, vào năm 2020, Netflix đã vượt qua 200 triệu người đăng ký sử dụng trả phí, một con số đáng ngưỡng mộ với bất kỳ nhà nhãn hàng dịch vụ phát trực tuyến nào khác. Chiến lược tiếp thị của Netflix thực sự là cánh chim đầu đàn tạo ra nhiều bài học quý giá giúp các thương hiệu khác trên thế giới học tập và noi theo. Hãy cùng WISE Business tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Vậy thì chúng ta học được gì từ các chiến lược tiếp thị của Netflix?
Hầu như ở thời đại này, các thương hiệu đều tập trung nỗ lực vào các nền tảng trên Social media và vào content. Đúng là như vậy, Netflix hiểu được rằng, thế giới bây giờ đã thay đổi, đây là thời đại của công nghệ, của mạng xã hội nơi mà thị trường ngày càng đông đúc, biến đổi và người người dùng ngày càng tinh tế hơn. Nếu họ cứ mãi dừng chân tại chỗ với việc bán các chiếc đĩa DVD thì chắc chắn họ sẽ bị tụt lại phía sau.
Netflix đạt được những thành tựu phi thường kể trên nhờ vào tiên phong trong lĩnh vực tiếp thị kỹ thuật số. Chiến lược Marketing của họ vừa là nghệ thuật vừa là khoa học – thể hiện một sự kết hợp mạnh mẽ giữa khoa học dữ liệu và sáng tạo.
I. Marketing theo hướng dữ liệu
Netflix hoạt động dựa trên những dữ liệu thu thập được từ người dùng. Không chỉ là thu thập dữ liệu để tạo các chương trình hấp dẫn thu hút nhiều lượt xem, Netflix còn dùng nó để khám phá hành vi của người dùng, nhờ đó đưa ra được các quyết định chiến lược phù hợp và xuất chúng.
Đa số các công ty hoặc tập đoàn lớn đều đã và đang ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI (Artificial Intelligence) nhằm phân tích dữ liệu khách hàng trong việc làm thương hiệu, thế nhưng không phải là tất cả doanh nghiệp đều may mắn đạt được thành công giống như Netflix.
WISE BUSINESS
Ví dụ như dữ liệu thu được hiển thị những người xem nội dung trên Netflix ít hơn 15 giờ trong một tháng thì có khả năng cao sẽ hủy tài khoản và không đăng ký nữa, Netflix sẽ phân tích dữ liệu của họ và đề xuất các chương trình hoặc video thu hút những người này tiếp tục dùng. Ứng dụng sẽ liên tục gửi email, thông báo trong ứng dụng hoặc là gửi lời nhắc về sự xuất hiện của các chương trình yêu thích. Bằng cách này, họ đã tăng được tối đa mức độ tương tác với người dùng trên nền tảng, và hạn chế nhất xác suất mất người đăng ký trả phí.
II.Tận dụng tối đa các phương tiện truyền thông
Vì phương tiện truyền thông xã hội là kênh marketing được yêu thích nhất trong thời đại này, đội ngũ truyền thông của Netflix đã sử dụng triệt để nó nhằm thu hút sự chú ý và khơi dậy tính tò mò của khán giả. Thay vì nhắm vào công việc tài trợ các thương hiệu khác và đợi họ quảng cáo cho mình, Netflix tạo ra các bài đăng trên mạng xã hội một cách thú vị và độc đáo giúp khuyến khích người dùng bình luận, chia sẻ để nội dung trở nên viral, phổ biến hơn.
Nhờ sự thông minh trong chiến lược tiếp cận, những người kể cả dùng hoặc không dùng ứng dụng trên đều cảm thấy thoải mái khi bình luận dưới các bài đăng trên fanpage của Netflix. Mỗi khi sắp ra series phim mới hoặc các series đang nổi, Netflix cũng thường tạo các cuộc khảo sát thăm dò hoặc đặt các câu hỏi để kích thích người dùng tương tác, bình luận về chủ đề mới này.
III. Cá nhân hóa tài khoản người dùng
Netflix luôn biết cách để giữ tương tác với người dùng bằng cách thiết kế giao diện Website cá nhân hóa. Sau một thời gian xem và theo dõi các nội dung trên Netflix, hãng sẽ gợi ý cho các bạn một số video liên quan khác ngay trên tài khoản của bạn theo những gì họ đã phân tích được nhờ vào hệ thống điều khiển dữ liệu.
Nội dung hiển thị trên trang chủ của người dùng sẽ được cá nhân hóa tối ưu nhất có thể. Vì vậy, họ có thể tìm thấy nhiều chương trình, phim truyền hình dài tập hoặc phim tài liệu mà họ quan tâm. Chính bằng cách này, hãng đã đi đầu trong việc nâng cao trải nghiệm cho người dùng trên nền tảng. Không những vậy, Netflix còn ứng dụng nó trong việc đăng các bài đăng trên Fanpage.
IV. Thấu hiểu tâm lý và hành vi của người dùng
Người tiêu dùng thường cảm thấy không chắc chắn và phân vân khi quyết định mua một sản phẩm hoặc đăng ký một dịch vụ. Hiểu được tâm lý khách hàng này, Netflix cho phép người dùng đăng ký gia hạn gói sử dụng theo tháng và có thể tùy ý hủy bỏ dịch vụ bất kỳ lúc nào.
Hãng hàng cũng tuyên bố rằng người dùng có thể hủy đăng ký một cách nhanh chóng và dễ dàng chỉ trong hai cú nhấp chuột mà không hề mất thêm bất cứ khoản phí nào. Những tuyên bố về tính năng này đã mang lại cho người dùng cảm giác rằng mình luôn là người nắm quyết định trong tay. Từ đó, Netflix đã tạo dựng những trải nghiệm khách hàng tốt hơn so với các dịch vụ giải trí trực tuyến khác.
Một điểm nữa trong vấn đề thấu hiểu khách hàng này, chính là biết khách hàng phân vân trong các lựa chọn. Khi có quá nhiều lựa chọn sẽ khiến khách hàng cảm thấy khó khăn và dễ quyết định sai hơn là chỉ có ít sự lựa chọn. Netflix đưa ra 3 mức đăng ký theo tháng gồm: basic, standard và premium nhằm xóa bỏ rào cản đưa ra quyết định và giúp họ thoải mái hơn trong việc trải nghiệm.
V. Luôn cập nhập thông tin mới nhất
Xu thế là thứ luôn thay đổi nhanh chóng và linh hoạt, người bắt kịp những thông tin mới nhất sẽ luôn là người dẫn đầu. Và Netflix đã nhiều lần làm được điều đó. Khi mà các hiệu ứng trên Instagram hoặc Snapchat trở nên phổ biến và nhận được nhiều sự đón nhận từ giới trẻ. Netflix cũng tạo cho mình những content và chiến dịch truyền thông gắn liền với xu hướng đó. Đây là một chiến dịch vô cùng thông minh chứng minh hoàn toàn thành công trong việc ứng dụng nhiều kênh truyền thông khác nhau cùng một lúc.
Chính nhờ vào các chiến lược tiếp thị kỹ thuật thông minh này, Netflix sẽ là luôn là nhà cung cấp dịch vụ giải trí top đầu trên thị trường thế giới kể cả bây giờ và trong tương lai.
Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích! Đừng quên theo dõi fanpage WISE Business và group GIÀU LÊN NHỜ MARKETING để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị mỗi ngày nhé!
đến từ chuyên gia hàng đầu
"Hãy like và share nếu thấy bài viết hữu ích. Sự ủng hộ của bạn sẽ giúp chúng tôi có thêm động lực sản xuất nhiều kiến thức giá trị hơn"

Lương Hồng Ngọc
Bài viết liên quan

TOP 5 CÁCH TÌM INSIGHT KHÁCH HÀNG HIỆU QUẢ CHÍNH XÁC NHẤT
4.4/5 – (5 bình chọn) Insight khách hàng là một trong những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trong marketing. Nó được coi là yếu tố then chốt, ảnh

5 BƯỚC XÂY DỰNG CHÂN DUNG KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU CHUẨN CHỈNH
4.7/5 – (3 bình chọn) Trong hoạt động kinh doanh, việc xây dựng chiến lược marketing là rất quan trọng. Việc tìm hiểu và nghiên cứu thị trường là rất

CÁCH THIẾT LẬP MÔ HÌNH PHỄU MARKETING ĐƠN GIẢN DỄ HIỂU
4.7/5 – (3 bình chọn) Bạn đang có sản phẩm, dịch vụ tốt nhưng chưa biết cách tiếp cận càng nhiều khách hàng mục tiêu càng tốt để thúc đẩy

MÔ HÌNH AIDA – KHÁI NIỆM & CÁCH ỨNG DỤNG MÔ HÌNH AIDA
4.7/5 – (3 bình chọn) Một trong những công thức then chốt trong lĩnh vực truyền thông và tiếp thị chính là mô hình AIDA. Vậy mô hình AIDA có

MÔ HÌNH SMART – KHÁI NIỆM, VÍ DỤ, CÁCH ỨNG DỤNG MÔ HÌNH SMART
Đánh giá bài viết Mô hình SMART là mô hình thiết lập mục tiêu hiệu quả và khôn ngoan nhất và được áp dụng phổ biến. Để biết thêm thông

MÔ HÌNH 3C – HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG MÔ HÌNH 3C TRONG MARKETING
4.7/5 – (3 bình chọn) Mô hình 3C là một mô hình tiếp thị cung cấp quan điểm chiến lược về các yếu tố chính quyết định thành công của