LÀM SAO XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO TEAM ĐÔNG NGƯỜI MÀ SẾP VẪN NHÀN?

Share on facebook
Share on linkedin
Share on twitter
Share on pinterest
Đánh giá bài viết

Tiếp nối lời hứa ở phần 1 – CÁCH BUILD TEAM MARKETING THỰC CHIẾN TỪ CON SỐ 0 thì hôm nay tôi sẽ tiếp tục chia sẻ đến các bạn  rằng sau khi build team Marketing rồi thì làm sao để xây dựng chiến lược Marketing và kế hoạch triển khai công việc cho team mà sếp vẫn nhàn cho dù nhân viên có đông đi nữa.

I. Tầm quan trọng của việc xây dựng chiến lược Marketing

Trước khi làm bất cứ việc gì, để làm có hiệu quả bạn phải nắm lý do và tầm quan trọng vì sao phải làm chuyện đó đúng không nào? 

chien-luoc-marketing

Không kế hoạch đồng nghĩa với việc từ lãnh đạo đến nhân viên sẽ không biết làm gì hoặc có làm cũng theo cảm tính và khó mà đạt được mục tiêu doanh nghiệp đề ra. Nhân viên càng đông, mà không có kế hoạch công việc bài bản, bạn sẽ gặp tình trạng cứ là nhân viên hỏi suốt ngày và bạn phải đi xử lý công việc lặt vặt, hết thời gian. Hơn nữa, nếu nhân viên càng đông mà kế hoạch lại là do bạn nghĩ ra và áp xuống, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc nghĩ ra tất cả công việc để lấp đầy khoảng thời gian 1 tuần mỗi nhân viên phải làm. Việc này hoàn toàn bất khả thi, và rất cực nhọc! 

Vậy mà điều này tôi thấy ở nhiều sếp làm vậy đó, và chính tôi cũng gặp khó khăn này trước đây. Cứ mỗi chủ nhật trước khi họp giao ban vào thứ 2 là tôi ngồi thức khuya suy nghĩ đủ thứ tasks cho nhân viên mình làm, và make sure là họ đều có việc!

Điều tệ hơn nữa là có thể họ cảm thấy unhappy, vì công việc được áp đặt từ trên xuống, và họ lười suy nghĩ, lười sáng tạo. Trong khi mảng Marketing là mảng mà đòi hỏi sự sáng tạo rất cao. 

Và nhiều lý do nữa chắc không cần kể các bạn cũng biết là nếu không có Kế hoạch công việc rõ ràng thì sẽ tai hại đến đâu, nên thôi chúng ta đi vào phần chính luôn, đó là sau khi build team Markting xong rồi, làm sao để xây dựng Chiến lược Marketing và Kế hoạch công việc bài bản?

II. Các yếu tố để xây dựng chiến lược Marketing

1. Sử dụng mô hình OKRs

Tôi khuyên bạn nên sử dụng mô hình OKRs. Vì đơn giản nó loại bỏ hoàn toàn sự áp đặt từ trên xuống, mà có không gian cho nhân viên đề xuất ý tưởng từ dưới lên. Ban đầu công ty bạn có thể không quen, nhân viên có thể quen thói quen cũ mà lười sáng tạo, lười đề xuất. Đừng nản lòng! OKRs có cái hay là có mô hình check-in nơi mà bạn phải check-in hàng tuần với team và yêu cầu họ chuẩn bị sẵn các giải pháp đặt ra để hướng đến mục tiêu. 

chien-luoc-marketing

Nếu họ chưa làm, chưa nghĩ ra các giải pháp sẵn hoặc giải pháp “quá lười cho sự sáng tạo” thì bạn nên dũng cảm dừng check-in. Làm vài lần bạn sẽ thấy chuyển biến trong tư tưởng nhận thức và sự sáng tạo của nhân viên. Từ đó, họ sẽ phải chủ động sáng tạo và đề xuất, đưa vào kế hoạch tuần, bạn chỉ cần duyệt thôi mà không cần phải suy nghĩ việc làm cho nhân viên nữa! Có phải nhàn hơn rồi phải không nào?

Đặc biệt hơn, điều này cũng giúp cho nhân viên tăng cường sự sáng tạo, chủ động, và họ sẽ yêu thích công việc hơn. Tất nhiên là ai cũng muốn được làm những gì mình thích, mình nghĩ ra, còn hơn là bị áp bởi người khác đúng không nào? Còn bạn nào không chịu thì đích thực không phải là người mà bạn tìm kiếm đúng không nào, cho “xuống xe” thôi!

Jim Collins trong cuốn “Từ tốt đến vĩ đại” đã nói: “Kỷ luật không phải là về việc buộc người khác thực hiện các hành vi hoặc tuân thủ các quy tắc cụ thể. Thay vào đó là về việc tạo ra các hệ thống, quy trình mà nhân viên cần tuân theo và điều đó thúc đẩy họ làm như vậy”. 

Cảnh giới cao nhất của kỷ luật doanh nghiệp là nhân viên tự giác thực hiện theo kỷ luật. Điều này không chỉ khiến doanh nghiệp có hiệu suất làm việc cao, kết quả làm việc tốt mà còn tiết kiệm được vô số thời gian chạy theo giám sát và chấn chỉnh nhân viên để tập trung hơn vào những công việc mang tính định hướng chiến lược cho tổ chức. 

Đó cũng chính sức mạnh vượt trội của quản lý OKRs so với mô hình KPI cũ kĩ. OKRs cũng là bí mật đằng sau sự phát triển của Google từ 40 nhân viên lên hơn 60.000 sau khi áp dụng từ năm 1999.  Ngoài Google, những công ty như Spotify, Twitter, LinkedIn và Airbnb cùng áp dụng mô hình này để tạo nên những đế chế vĩ đại trong mọi lĩnh vực. 

Nếu cơ chế của KPI là “mệnh lệnh” thì OKRs chính là sự “hợp tác”. OKRs cho phép các nhân viên tự đặt mục tiêu. Sau đó mới liên kết và căn chỉnh lại để cùng hướng về mục tiêu chung của công ty và mang sự liên kết nội bộ chặt chẽ hơn. Nhân viên sẽ có cơ hội sáng tạo, đưa ra nhiều đề xuất và có thể thực thi được chính những đề xuất của bản thân.

Thậm chí, OKRs còn cho phép công ty bạn đặt ra những mục tiêu “tham vọng”. Đừng coi thường nó. Tôi tin rằng con người thật phi thường. Và cứ đặt mục tiêu tham vọng, nếu bạn có đội nhóm với Văn hóa doanh nghiệp đủ tốt, đội nhóm của bạn sẽ có thể đạt đến Mục tiêu tham vọng đấy. Team Content của tôi đã từng đạt mục tiêu tham vọng sớm hơn deadline rồi đấy, và tôi thấy được sức mạnh của OKRs lớn như thế nào. Điều này tôi sẽ viết rõ hơn ở các bài về OKRs tiếp theo.

Xem ngay: CÁCH BUILD TEAM MARKETING THỰC CHIẾN TỪ CON SỐ 0

2. Chia nhỏ Phòng Marketing thành các team làm việc chuyên môn

Tùy thuộc vào quy mô, khối lượng công việc mà lãnh đạo có thể chia bộ phận Marketing thành các team nhỏ làm việc chuyên môn. Mỗi team nhỏ này sẽ có trách nhiệm về một công đoạn, quy trình nào đó trong kế hoạch, chiến lược tổng thể của cả team lớn Marketing và đặc biệt các team này đều phải có team leader quản lý. 

chien-luoc-marketing

Với team Marketing của WISE được chia thành các team nhỏ như sau:

  • Team Content: Content là gốc của Marketing như tôi nhiều lần nhấn mạnh, nên team Content thường phải đông nhất. Nhân viên của team này sẽ chuyên đảm nhận các nhiệm vụ như: viết bài quảng cáo trên Facebook, viết bài website, landing page, kịch bản video…
  • Team Video: Ngày nay khi các nền tảng giải trí lẫn kinh doanh đều chuộng video thì team video đóng một vai trò vô cùng lớn. Công việc quay và edit đòi hỏi tính tỉ mỉ, chuyên nghiệp, truyền tải được nội dung của người viết kịch bản.
  • Team Design: Team Designer có nhiệm vụ phối hợp, hỗ trợ team viết bài content để hoàn thành ý tưởng nội dung. Nhân viên ở team này chuyên làm một số công việc như: design ảnh quảng cáo, landing page, banner, poster…
  • Team SEO & website: Đội ngũ ở team này đòi hỏi khả năng làm website, code, phân tích, đánh giá website của mình, của đối thủ, nắm được thuật toán của Google, ngoài ra cũng cần phải viết Content chuẩn SEO.
  • Team Chạy ads: Hiện tại, team chạy ads của WISE đang chạy ads cho 3 mảng chính: Facebook, Google, Youtube. Nhân sự team chạy ads phải tính toán, nghiên cứu thật kỹ trước khi chạy. Ngoài nghiên cứu và nắm vững kỹ thuật chạy ads thì đa phần nhân viên team này phải biết tối ưu lại content nếu quảng cáo đó không hiệu quả.

3. Phải có platform chung để lên kế hoạch công việc

Phải quản lý hơn 100 đầu mục công việc mỗi tuần của team Marketing nhưng hầu như tôi chưa bao giờ bị bỏ sót việc nào. Vì sao ư?

Vì tất cả nhân viên của tôi đều sử dụng chung một Platform để lên kế hoạch mỗi tuần và platform này phân chia rõ đầu mục công việc tương đương với các team nhỏ mà tôi đã đề cập ở trên. Platform bạn cũng có thể dùng Google sheet, excel hay phần mềm nào đó, không sao cả. Điều quan trọng là bạn cần lập 1 platform chung và có trạng thái công việc, nhân sự incharge, deadline và các hướng dẫn trên đó.

Team leader sẽ là người chịu trách nhiệm chính với đầu mục làm việc của team mình và cũng là người trực tiếp báo cáo tiến độ. Thay vì phải đi kiểm tra từng công việc nhỏ của hơn 20 con người thì tôi chỉ cần làm việc với các bạn Team leader và đây cũng là cách tôi áp dụng cho các phòng ban khác không chỉ riêng team Marketing. 

Team leader cũng cần phải duyệt kế hoạch tuần trước của các bạn trong team đề xuất lên vào cuối tuần. Tôi chỉ duyệt những nội dung quan trọng gắn với ngân sách trước thứ 2 để họp. Team leader cũng là người cần họp check-in OKRs với các bạn trong team của mình.

Điều cuối cùng tôi muốn nhấn mạnh với các bạn đó là bạn cũng cần xây dựng các tiêu chuẩn công việc. Ví dụ tiêu chuẩn hình ảnh (thiết kế màu sắc ra sao là đẹp, logo để sao, v.v…), tiêu chuẩn content (để viết được content hay tôi khuyên bạn thật lòng là đi học, vì content là cái quan trọng nhất), SEO web (viết bài chuẩn SEO ra sao, thiết kế web thế nào…).

Càng nhiều công việc được tiêu chuẩn hóa và đưa vào quy trình, nhân viên sẽ càng hiểu rõ công việc làm thế nào để đạt yêu cầu, bạn sẽ tiết kiệm cả đống thời gian để duyệt và chỉnh sửa, và đôi khi sau này ok rồi bạn khỏi cần duyệt luôn ấy chứ, vậy là bạn đạt được tự động hóa rồi đấy!

Trên đây toàn bộ các cách xây dựng chiến lược cho team Marketing được dựa trên chính kinh nghiệm thực tế nhiều năm trong ngành của tôi. 

Anh/chị hay Doanh nghiệp nào muốn build team MARKETING THỰC CHIẾN để tìm kiếm khách hàng tiềm năng một cách bền vững thì xem tại đây. Và đừng quên theo dõi fanpage WISE Business để cập nhật tin tức thú vị mỗi ngày nhé!

Tác giả Lưu Minh Hiển – Founder & CEO Trường đào tạo WISE Business

Xem ngay: SAI LẦM CỦA BLACKBERRY TRONG CUỘC CHIẾN VỚI APPLE

Học IELTS online
Học IELTS online

Khóa học Marketing thực chiến

đến từ chuyên gia hàng đầu

"Hãy like và share nếu thấy bài viết hữu ích. Sự ủng hộ của bạn sẽ giúp chúng tôi có thêm động lực sản xuất nhiều kiến thức giá trị hơn"

Lương Hồng Ngọc

Lương Hồng Ngọc

Co-Founder & Vice Director WISE BUSINESS. Giám đốc Marketing Hệ thống Trung tâm Anh ngữ WISE ENGLISH. Chuyên gia Marketing, diễn giả đào tạo về Marketing. Gần 10 năm kinh nghiệm trong ngành, trong đó có nhiều năm kinh nghiệm làm Marketing tại Vietnam Airlines, và là người phụ trách xây dựng thương hiệu của Hệ thống Trung tâm Anh ngữ WISE ENGLISH từ những ngày đầu thành lập.

Bài viết liên quan

Báo cáo kinh doanh ngành F&B 2022

5/5 – (1 bình chọn) F&B được viết tắt bởi từ “Food and Beverage Service” là ngành thực phẩm và đồ uống chiếm tỷ trọng rất cao trong các ngành

EnglishTiếng Việt
0764.290.777
0764290777

Hotline: 0901270888