ĐIỆN THOẠI SONY- HÀNH TRÌNH ĐI TỪ THÀNH CÔNG ĐẾN THẤT BẠI
-
Lương Hồng Ngọc
- 01/09/2021
Điện thoại Sony, thương hiệu điện thoại vang bóng một thời, đã từng khiến cho rất nhiều người yêu công nghệ phát cuồng bởi thiết kế cá tính, cùng những tính năng giải trí nổi bật của mình. Nhưng hiện nay, nhắc đến Sony, người ta chỉ nhớ đến các sản phẩm như máy ảnh, máy chơi game (Playstation). Còn những chiếc điện thoại Sony từ lâu đã trôi vào quên lãng.
Vậy tại sao, từ vị thế của một kẻ dẫn đầu thị trường, cái tên Sony lại bị biến mất trong lòng những tín đồ yêu công nghệ trên thế giới? Hãy cùng WISE Business đi tìm câu trả lời cho sự thất bại của điện thoại Sony nhé.
I. Quá khứ vàng son của điện thoại Sony
Sự xuất hiện của iPhone và các Smartphone Android mới đã khiến cho điện thoại Sony dần mất đi vị thế của mình, điều đó buộc cho Sony phải chuyển mình theo thị trường nếu như muốn tồn tại được. Quyết định mua lại thương hiệu Ericsson đã được Sony thông qua vào năm 2011 và mảng điện thoại của Sony đã được đổi thành Sony Mobile như hiện nay.
Năm 2001, Sony đã kinh doanh điện thoại liên doanh với Ericsson. Thương hiệu điện thoại Sony Ericsson đã gặt hái được rất nhiều thành công một cách nhanh chóng nhờ vào những thay đổi tích cực cho ngành công nghiệp, đặc biệt là về công nghệ chụp ảnh và âm nhạc. Ở thời kỳ đỉnh cao, liên doanh này tiêu thụ được hơn 103,4 triệu chiếc điện thoại và chiếm đến 9% thị phần điện thoại toàn cầu.
Xem Thêm: Top 7 Thương Hiệu Việt Nam Đình Đám Bị Đại Gia Ngoại Thâu Tóm
II. Sự xuống dốc của điện thoại Sony
Trong những năm đầu tiên, thương hiệu Xperia của Sony đã hoạt động khá hiệu quả ở trên thị trường. Sony đã bán được hơn 34,3 triệu Smartphone vào năm 2012 qua đó trở thành nhà sản xuất Smartphone lớn thứ tư trong năm. Tới năm 2014, doanh số bán hàng của Sony được ghi nhận ở mức 40 triệu Smartphone, nhưng mọi thứ bắt đầu lao dốc kể từ đó.
Sony chỉ có thể bán được 6,5 triệu Smartphone trong năm 2018, lỗ đến 879,4 triệu USD. Năm 2019, Sony đã hạ chỉ tiêu xuống chỉ còn 4 triệu điện thoại, chiếm chưa đến 1% thị phần của toàn cầu. Các tổn thất liên tiếp đã buộc cho Sony Mobile phải đưa ra nhiều quyết định nhằm hạn chế tối đa chi phí vận hành.
Tuy vậy, hành động này của Sony được nhiều người đánh giá là sai lầm, khiến cho tình hình công ty càng thêm khó khăn hơn trong hoàn cảnh thị trường điện thoại đang trì trệ như hiện nay.
Tìm Hiểu Thêm: Coca Cola Và Pepsi, Cuộc Chiến Marketing Không Hồi Kết
III. Các nguyên nhân khiến điện thoại Sony gặp thất bại
Hành trình đi từ thành công đến thất bại của Smartphone mang thương hiệu Sony có thể được lý giải bởi rất nhiều nguyên nhân,nhưng có lẽ phần nhiều là do chiến lược, chính sách, giá bán chưa phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Sony phát hành quá nhanh một flagship (sản phẩm chủ chốt) mới chỉ trong vòng 6 tháng, thay vì chu kỳ một năm như mọi OEM (nhà sản xuất thiết bị gốc) khác.
Việc đầu tư cho các chương trình quảng cáo, ưu đãi cũng không được Sony quan tâm, do họ lo ngại về chi phí. Trong khi đó, giá bán Smartphone của họ luôn luôn cao hơn so với mặt bằng chung của thị trường.
Cũng có một số nguyên nhân nữa khiến cho điện thoại Sony thất bại, ví dụ như thiếu sự hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ cũng như không tập trung phát triển các thế mạnh cho sản phẩm đã tác động không tốt tới tình hình kinh doanh của Sony.
Một ví dụ rõ thấy nhất là Xperia 1 ở thời điểm ra mắt có giá bán khoảng 950 USD, ngang bằng với cả iPhone XS Max của Apple, Pixel 3 XL của Google hay Galaxy S10 Plus của Samsung. Đây đều là những chiếc flagship có giá bán rất cao trên thị trường, đi kèm với đó là chất lượng thật sự tuyệt vời, và có rất nhiều tính năng độc đáo.
Tuy vậy, ngoài màn hình có độ phân giải OLED 4K HDR, Sony Xperia 1 gần như chưa có bất cứ tính năng nào nổi bật khác để có thể cạnh tranh được với các sản phẩm từ đối thủ.
Khách hàng từng chọn điện thoại Sony vì chất lượng máy ảnh, điều này không khó hiểu khi Sony có lợi thế trong việc cung cấp các cảm biến hình ảnh chất lượng, bản thân họ cũng là một thương hiệu máy ảnh vô cùng nổi tiếng.
Nhưng, hãy nhìn vào những chiếc điện thoại Xperia, bạn sẽ thấy camera của dòng điện thoại này không hề tốt như nhiều hãng khác. Thậm chí, dù có dùng chung cảm biến thì camera của các dòng điện thoại Sony cũng tỏ ra yếu kém hơn rất nhiều so với đối thủ.
Vì sao lại như vậy?
Thứ nhất, có lẽ là do khả năng đồng bộ và tối ưu phần cứng của điện thoại Sony.
Thứ hai, là do Sony quá tự tin vào sự sắc nét của những chiếc camera trên điện thoại của mình nên họ ít bổ sung các tính năng mới lạ, hấp dẫn khác vào ứng dụng chụp ảnh.
Bởi vì, không phải người dùng nào sử dụng điện thoại cũng có trình độ cao về chụp ảnh, thiết lập thông số. Họ chỉ cần một chiếc Smartphone cung cấp đầy đủ chế độ chụp hình cho nhiều tính huống khác nhau, cứ đưa lên là chụp như ý muốn của mình.
Có thể kể đến tính năng làm đẹp cho selfie, các hãng như Apple, Samsung hay Oppo rất chiều lòng khách hàng còn Sony thì lại bắt khách hàng phải theo ý của họ. Đây là sự bảo thủ không đáng có ở một nhà cung cấp Smartphone.
Chính những nguyên nhân kể trên đã khiến Sony, từ vị thế của một người tiên phong trong các sản phẩm công nghệ, dần trở thành những kẻ lạc hậu. Kết cục, họ phải chịu rất nhiều tổn thất trên con đường tìm lại ánh hào quang năm xưa của mình.
Giám đốc công ty nghiên cứu thị trường Kantar, ông Sunnebo cho biết, khách hàng từng chọn mua điện thoại Sony vì chất lượng máy ảnh. Ông nói rằng: “Thật lạ khi Sony chính là đơn vị cung cấp cảm biến máy ảnh lớn nhất trên thị trường Smartphone, nhưng họ lại không có được những chiếc điện thoại có chức năng chụp hình tốt, cảm biến hình ảnh là một trong những bộ phận kinh doanh thành công nhất của Sony, nhưng hầu hết lợi nhuận lại đến từ sự thành công của những đối thủ như Huawei.
Mặc dù Sony có thể cải được hiệu suất máy ảnh trong các Smartphone hàng đầu, nhưng điều đó là không đủ để có thể xoay chuyển được mọi thứ”.
Sony đang cố gắng tìm mọi cách để giúp Smartphone của mình có chỗ đứng tốt hơn ở trên thị trường. Việc cải thiện phần mềm, đưa chất lượng màn hình sang định dạng điện ảnh được xem là bước đi vô cùng thông minh.
Bên cạnh đó, Sony nên cải tiến máy ảnh, đưa ra mức giá hợp lý hơn và thay đổi nhận thức về kinh doanh. Các chương trình quảng cáo cũng được Sony chú trọng hơn, họ đã và đang đầu tư rất nhiều để một lần nữa, làm sống dậy thương hiệu Sony trong lòng mọi người.
WISE BUSINESS
Sẽ rất khó khăn để thương hiệu điện thoại Sony sống lại một lần nữa và chiếm được cảm tình của những người yêu công nghệ và thiết bị di động thông minh. Thế nhưng, chỉ cần họ có thể thực hiện được những chiến lược Marketing đúng đắn, thì không gì là không thể.
WISE Business hi vọng rằng, câu chuyện thất bại của điện thoại Sony sẽ đem lại cho chúng ta, đặc biệt là các bạn đang ấp ủ dự định khởi nghiệp có thêm thêm nhiều bài học quý giá. Hãy cho chúng tôi biết cảm nhận của các bạn về câu chuyện này nhé.
đến từ chuyên gia hàng đầu
"Hãy like và share nếu thấy bài viết hữu ích. Sự ủng hộ của bạn sẽ giúp chúng tôi có thêm động lực sản xuất nhiều kiến thức giá trị hơn"

Lương Hồng Ngọc
Bài viết liên quan

TOP 5 CÁCH TÌM INSIGHT KHÁCH HÀNG HIỆU QUẢ CHÍNH XÁC NHẤT
4.4/5 – (5 bình chọn) Insight khách hàng là một trong những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trong marketing. Nó được coi là yếu tố then chốt, ảnh

5 BƯỚC XÂY DỰNG CHÂN DUNG KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU CHUẨN CHỈNH
4.7/5 – (3 bình chọn) Trong hoạt động kinh doanh, việc xây dựng chiến lược marketing là rất quan trọng. Việc tìm hiểu và nghiên cứu thị trường là rất

CÁCH THIẾT LẬP MÔ HÌNH PHỄU MARKETING ĐƠN GIẢN DỄ HIỂU
4.7/5 – (3 bình chọn) Bạn đang có sản phẩm, dịch vụ tốt nhưng chưa biết cách tiếp cận càng nhiều khách hàng mục tiêu càng tốt để thúc đẩy

MÔ HÌNH AIDA – KHÁI NIỆM & CÁCH ỨNG DỤNG MÔ HÌNH AIDA
4.7/5 – (3 bình chọn) Một trong những công thức then chốt trong lĩnh vực truyền thông và tiếp thị chính là mô hình AIDA. Vậy mô hình AIDA có

MÔ HÌNH SMART – KHÁI NIỆM, VÍ DỤ, CÁCH ỨNG DỤNG MÔ HÌNH SMART
Đánh giá bài viết Mô hình SMART là mô hình thiết lập mục tiêu hiệu quả và khôn ngoan nhất và được áp dụng phổ biến. Để biết thêm thông

MÔ HÌNH 3C – HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG MÔ HÌNH 3C TRONG MARKETING
4.7/5 – (3 bình chọn) Mô hình 3C là một mô hình tiếp thị cung cấp quan điểm chiến lược về các yếu tố chính quyết định thành công của