TOP 7 THƯƠNG HIỆU VIỆT NAM ĐÌNH ĐÁM BỊ ĐẠI GIA NGOẠI THÂU TÓM
-
Lương Hồng Ngọc
- 30/08/2021
“Thương trường như chiến trường”, nên việc các thương hiệu “cá bé” bị các “cá lớn” hơn mình “nuốt” là điều vô cùng dễ hiểu. Hãy cùng WISE Business nhìn lại top 7 thương hiệu Việt Nam đình đám bị thâu tóm bởi các đại gia ngoại như thế nào nhé!
1. Kem đánh răng P/S
- Được sáng lập bởi: Công ty hóa phẩm P/S (thuộc Sở Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh)
- Bán lại cho: Tập đoàn đa quốc gia Unilever
- Giá: 5 triệu USD
P/S được biết đến như là một trong những thương hiệu kem đánh răng “quốc dân” của Việt Nam. Trong suốt 20 năm, P/S đã luôn dẫn đầu về các sản phẩm chăm sóc răng miệng nên luôn là sự lựa chọn số 1 của đông đảo người dân Việt Nam.
Năm 1995, Tập đoàn đa quốc gia Unilever đàm phán để được nhượng quyền sở hữu thương hiệu kem đánh răng P/S với mức giá siêu hấp dẫn thời điểm đó là 5 triệu USD.
Sự thật đáng buồn là sau khi nhượng quyền, P/S cũng dần đánh mất vị thế “quốc dân” trong thị trường Việt Nam vì những lý do như: chất lượng, giá, mẫu mã…Cuối cùng, thương vụ nhượng quyền này đã chính thức bị thâu tóm và trở thành thương hiệu thuộc doanh nghiệp ngoại 100%.
Xem thêm: SAI LẦM CỦA BLACKBERRY TRONG CUỘC CHIẾN VỚI APPLE
2. Thương hiệu Highlands Coffee
- Được sáng lập bởi: Tập đoàn Việt Thái Quốc Tế
- Bán lại cho: Jollibee – Tập đoàn lớn kinh doanh nhà hàng của Philippines
- Giá: 25 triệu USD
Với tâm huyết của “cha đẻ” là doanh nhân Việt Kiều David Thái, sau hơn 7 năm thành lập từ năm 1999, số lượng cửa hàng của Highlands Coffee đã lên đến con số 80, trải dài từ Nam ra Bắc
Vào năm 2012, Highlands Coffee bán lại cho 49% cổ phần cho Tập đoàn Jollibee với giá 25 triệu USD. Thương vụ này tốn rất nhiều giấy mực của báo chí cũng như sự tiếc nuối của bộ phận khách hàng nhưng không thể phủ nhận rằng sau khi về với Jollibee, Highlands Coffee như “hổ mọc thêm cánh” và trở thành thương hiệu Việt Nam đầu tiên cán mốc 300 cửa hàng, vượt mặt các đối thủ “nặng ký” như Starbucks, The Coffee House…
3. X-men
- Được sáng lập bởi: Công ty TNHH Hàng gia dụng Quốc tế ICP
- Bán lại cho: Marico – tập đoàn mỹ phẩm lớn Ấn Độ
- Giá: 60 triệu USD
Nhắc tới X-men là hầu như ai cũng nghĩ ngay đến câu slogan huyền thoại “Đàn ông đích thực”. Năm 2003 đánh dấu cột mốc thương hiệu X-men ra mắt và đã định hình khái niệm dầu gội đầu dành riêng cho nam giới, khẳng định đẳng cấp phái mạnh. Chính vì vậy họ đã dẫn đầu, chiếm tới 40 – 50% thị phần ngành dầu gội, sữa tắm lúc bấy giờ.
Tuy nhiên sau đó, X-men đã được Marico mua lại với giá 60 triệu USD. Và 3 năm sau đó, thương hiệu X-men đã đạt được doanh thu hơn 1000 tỷ đồng (gấp đôi trước lúc bán cho Marico)
WISE BUSINESS
4. Kinh Đô
- Được sáng lập bởi:Công ty Cổ phần Kinh Đô
- Bán lại cho:Mondelez International
- Giá: 370 triệu USD
Khởi điểm là một cơ sở sản xuất bánh kẹo nhỏ, sau nhiều năm Kinh Đô đã vươn mình trở một tập đoàn thực phẩm với thế mạnh trong lĩnh vực bánh kẹo và chiếm tới hơn 23% thị phần lúc bấy giờ.
Năm 2013, Kinh Đô đã sở hữu cho mình 4 nhà máy, 5 công ty thực phẩm, 7000 nhân viên, 200.000 điểm bán lẻ, sản phẩm có mặt tại hơn 30 quốc gia…
Năm 2015, Mondelez International mua 80% cổ phần của Công ty Cổ Phần Kinh Đô với giá khoảng 370 triệu USD. 1 năm sau, Mondelez International tiếp tục mua 20% cổ phần còn lại và Kinh Đô chính thức trở thành doanh nghiệp có vốn điều lệ 100 nước ngoài.
5. Nguyễn Kim
- Được sáng lập bởi: Công ty Cổ phần thương mại Nguyễn Kim
- Bán lại cho: Tập đoàn Central Group của Thái Lan
- Giá: 220 triệu USD
Vào năm 2010, theo khảo sát của Nielsen, Nguyễn Kim được 99% người tiêu dùng bình chọn là nhà bán lẻ hàng điện máy tiêu dùng số 1 tại Việt Nam và doanh thu tăng mạnh vào những năm 2013 – 2015.
Đến năm 2016 thì ngôi vị của Nguyễn Kim bị lung lay bởi Thế giới di động với chiến lược cho bành trướng Điện máy xanh. Và hiện tại, thị phần của Điện máy xanh chiếm tới gần 40% với hơn 1000 cửa hàng bán lẻ.
Năm 2015, Tập đoàn Central Group của Thái Lan đã mua lại 49% cổ phần của Nguyễn Kim. 5 sau đó, ông lớn Thái Lan này đã tiến hành hoàn tất mua lại 100% chuỗi điện máy lâu đời bậc nhất Việt Nam.
6. Bia Sài Gòn
- Được sáng lập bởi: Công ty Cổ phần Nước giải khát Sài Gòn Sabeco
- Bán lại cho: Thai Beverage
- Giá: 4.8 tỷ USD
Thương vụ giữa Công ty Cổ phần Nước giải khát Sài Gòn Sabeco và Thai Beverage được mệnh danh là thương vụ M&A (mua bán, sáp nhập) có giá trị cao nhất tại Việt Nam với 4,8 tỷ USD.
Với bề dày lịch sử lên đến 140 năm, Sabeco đã cho ra đời các thương hiệu có tiếng như: Saigon Beer, 333 Beer… Không chỉ “thống lĩnh” các hãng bia Việt Nam, Sabeco còn nằm top đầu khu vực Asean.
Cuối năm 2017, Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Vietnam Beverage đã mua hơn 343,6 triệu cổ phiếu SAB của Sabeco (tương ứng 53,59% vốn) thành công thâu tóm Sabeco.
Vietnam Beverage được thành lập để đóng vai trò là công ty nội địa trung gian giúp Thai Beverage trong thương vụ thâu tóm Sabeco.
7. Diana
- Được sáng lập bởi: Công ty Cổ phần Diana
- Bán lại cho: Tập đoàn Unicharm (Nhật Bản)
- Giá: 185 triệu USD
Thương hiệu băng vệ sinh Diana ra đời năm 1997 khi đã xuất hiện đối thủ rất mạnh lúc bấy giờ là Kotex. Để cạnh tranh lại Kotex, Diana đầu tư mạnh vào thiết bị, công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, không những thế họ đầu tư rất nhiều ngân sách cho việc quảng bá sản phẩm.
Với tham vọng mang sản phẩm vương xa toàn cầu nhưng tiềm lực lại có hạn, Diana đã đưa ra quyết định bán lại cho tập đoàn Unicharm (Nhật Bản)
Đây là quyết định đúng đắn khi Diana có mức tăng trưởng cao rõ rệt sau 3 năm bán lại cho tập đoàn Nhật Bản. Năm 20214, Diana mang về cho mình 3900 tỷ doanh thu, gấp 8 lần lúc trước.
Bạn còn biết những thương vụ thâu tóm đình đám nào nữa thì hãy để lại bình luận bên dưới cho WISE Business cùng biết nhé! Hãy theo dõi fanpage WISE Business và group GIÀU LÊN NHỜ MARKETING để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị mỗi ngày!
Xem ngay: HÃNG THỜI TRANG XA XỈ THẾ GIỚI LOUIS VUITTON RA MẮT GAME LẤY CẢM HỨNG TỪ NHÀ SÁNG LẬP
đến từ chuyên gia hàng đầu.
"Hãy like và share nếu thấy bài viết hữu ích. Sự ủng hộ của bạn sẽ giúp chúng tôi có thêm động lực sản xuất nhiều kiến thức giá trị hơn"
Lương Hồng Ngọc
Bài viết liên quan

CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA ZARA- NGUYÊN TẮC VÀNG TẠO NÊN KHÁC BIỆT
Chiến lược marketing của Zara có gì đặc biệt? Zara từ trước đến nay đã định vị trong lòng người tiêu dùng với thương hiệu là một văn hóa thời

CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA VINFAST – SỰ THỊNH VƯỢNG TỪ LÒNG TỰ TÔN DÂN TỘC
Vinfast thuộc Vingroup, công ty tư nhân lớn nhất Việt Nam và là một trong những tập đoàn công nghệ, công nghiệp và dịch vụ hàng đầu Việt Nam, đồng

KHÁM PHÁ CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA HAIDILAO – VUA LẨU TRUNG HOA
Thương hiệu Haidilao đã trở thành một cái tên quen thuộc trong ngành nhà hàng, một phần nhờ vào chiến dịch tiếp thị thành công của họ. Trong bài viết

PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA COCOON – STP, SWOT, 4P.
Cocoon được biết đến là thương hiệu mỹ phẩm sinh thái thuần chay không thử nghiệm trên động vật. Là thương hiệu mỹ phẩm made in Việt Nam được nhiều

PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA VIETTEL – ÔNG VUA NGÀNH VIỄN THÔNG ĐẤT VIỆT
Thị trường viễn thông Việt Nam đang sôi động hơn bao giờ hết với sự cạnh tranh của nhiều thương hiệu. Nhưng Viettel vẫn là cái tên nổi bật nhất

TOP 10 CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO QUÁN TRÀ SỮA HÚT KHÁCH
Kinh doanh quán trà sữa là lĩnh vực siêu lợi nhuận, tuy nhiên thị trường ngày càng phát triển và ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh. Vì vậy,