5 VÒNG TUYỂN DỤNG CÓ THỰC SỰ LÀ MỘT QUY TRÌNH DÀI?
-
Lưu Minh Hiển
- 19/07/2021
Tại sao các công ty, doanh nghiệp chỉ cần 1 đến 2 vòng tuyển dụng là đã tuyển được ứng viên rồi nhưng lại có nơi lại cần tới 5 vòng? Một tập thể hay cả một doanh nghiệp nếu mỗi người mỗi hướng cuối cùng còn lại chỉ là một cái vỏ rỗng được trang trí bởi những idea tốt chứ không phải được khắc lên những thành tích mà họ cùng nhau tạo ra.
Nếu phỏng vấn qua 5 vòng nhưng không được nhận thì sẽ ra sao, liệu họ có đang tuyển dụng nhân sự hiệu quả? Đầu tiên, trước khi trả lời câu hỏi thì dưới đây sẽ tổng quát về 5 vòng tuyển dụng cực kỳ quyền lực này:
I. Vòng tuyển dụng 1: Xét duyệt CV
Ngày nay thuật ngữ CV xin việc khá phổ biến và trở thành một yêu cầu tất yếu của nhà tuyển dụng với ứng viên. CV là viết tắt của “Curriculum Vitae”. CV thường được dịch là sơ yếu lý lịch, nhưng bản chất CV là bản tóm tắt những thông tin về trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, các kỹ năng liên quan tới công việc mà ứng viên muốn ứng tuyển, để lại ấn tượng ban đầu cho nhà tuyển dụng về ứng viên mà họ đang xét duyệt. Về bản chất thì CV không phải là tờ khai lý lịch tự thuật.
Hiện nay, CV xin việc là yếu tố đóng vai trò rất quan trọng để nhà tuyển dụng đánh giá và xem xét từng ứng viên, thậm chí là cơ sở chính để loại những ứng viên không phù hợp trước vòng phỏng vấn. Thông thường, một vị trí sẽ có khá nhiều hồ sơ ứng tuyển, nhà tuyển dụng không có đủ thời gian và nhân lực phỏng vấn từng người, vì thế, CV xin việc sẽ giúp họ loại ra những ứng viên chưa thích hợp.Tại vòng này, nhà tuyển dụng sẽ lựa chọn những CV phù hợp với công việc, để xem xét bạn có đủ kỹ năng và khả năng hoàn thành công việc được giao hay không.
II. Vòng tuyển dụng 2: Telephone Interview
Nếu bạn đang tìm kiếm một công việc gần đây, có thể bạn đã biết rằng hình thức phỏng vấn qua điện thoại ngày càng trở nên phổ biến. Những gì bạn có thể chưa biết là làm thế nào để chuẩn bị đúng cách cho một cuộc phỏng vấn điện thoại.
Trong hầu hết các cuộc phỏng vấn qua điện thoại, bạn không thể thấy người phỏng vấn của bạn và họ cũng không thể nhìn thấy bạn. (Mặc dù các cuộc phỏng vấn qua FaceTime và Skype ngày càng phổ biến) Nhưng ngay cả khi không gặp trực tiếp với họ, bạn vẫn có thể tạo tác phong chuyên nghiệp với người phỏng vấn.
Telephone interview đang trở thành một công cụ phổ biến trong hơn 70% quy trình tuyển dụng để sàng lọc ứng viên trước khi buổi phỏng vấn trực tiếp diễn ra. Mặc dù buổi phỏng vấn có thể chỉ kéo dài 20 -30 phút nhưng đó chính là một trong những tiêu chí để quyết định liệu bạn có phải ứng viên xứng đáng để tiến vào vòng phỏng vấn trực tiếp, gặp mặt nhà tuyển dụng không đấy nhé!
III. Vòng tuyển dụng 3: Test tự luận về văn hoá doanh nghiệp và kiến thức chung
Văn hoá doanh nghiệp sẽ bao gồm nhiều quy tắc ứng xử, môi trường hoạt động và cách thức giải quyết các vấn đề trong tổ chức, đơn giản từ việc quy định trang phục nhân viên thế nào, trò chuyện với sếp ra sao cho đến phức tạp hơn như cấu trúc khen thưởng và quy trình xử lý công việc. Tất cả chúng ta đều biết rằng văn hoá phù hợp giúp nhân viên hạnh phúc và thành công hơn, đây là điều không thể chối cãi.
Trong khi đó, để xác định được văn hoá và giá trị thực chất một công ty đang theo đuổi không hề dễ dàng. Nhưng dù khó thế nào bạn cũng không được phớt lờ, nếu mong muốn “trao thân gửi phận” vào một nơi có thể xây dựng sự nghiệp bền vững và gắn kết lâu dài với tinh thần hứng khởi. Bài test này sẽ giúp nhà tuyển dụng biết được bạn có phù hợp và có thể gắn bó với doanh nghiệp lâu dài hay không.
IV. Vòng tuyển dụng 4: Demo kỹ năng chuyên môn
Tiếp đến, bạn sẽ được trải qua vòng demo kỹ năng chuyên môn để có thể xác định được bạn có thể làm tốt công việc và mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. Khi đi làm ở bất cứ đâu hay chỉ là những công việc dù nhỏ nhặt nhất hay đao to búa lớn nhất cũng đều cần có những kỹ năng chuyên môn nhất định để bạn có thể toả sáng trong lĩnh vực mà mình lựa chọn.
V. Final: Phỏng vấn trực tiếp với ban lãnh đạo
Bước này được tiến hành khi ứng viên đã qua được các vòng tuyển dụng trước đó và trở thành một ứng viên tiềm năng. Người lãnh đạo là người trực tiếp đưa ra yêu cầu tuyển dụng và làm việc trực tiếp với ứng viên trong vòng này là vô cùng quan trọng. Ứng viên có tìm được công việc mong muốn hay không phụ thuộc vào vòng cuối cùng này.
Đối với WISE cũng như nhiều doanh nghiệp khác, mô hình A.S.K là nền tảng cho quá trình tuyển dụng, bởi ý nghĩa đặc trưng của nó. Chữ A (Attitude) là yếu tố tiên quyết quan trọng hơn cả K (Knowledge) và S (Skill).
Tóm lại, một người muốn làm việc hiệu quả trước tiên cần phải có một thái độ chuyên nghiệp. Nếu thái độ không tốt thì dù có kỹ năng hay kiến thức có nhiều bao nhiêu thì kết quả của công việc sẽ không đi đến đâu.
Trong thực tế, WISE đã áp dụng mô hình tam giác năng lực A.S.K không những để tuyển dụng mà còn đào tạo đội ngũ nhân viên đầy nhiệt huyết và luôn cống hiến hết mình.
WISE BUSINESS
Ứng tuyển ngay
"Hãy like và share nếu thấy bài viết hữu ích. Sự ủng hộ của bạn sẽ giúp chúng tôi có thêm động lực sản xuất nhiều kiến thức giá trị hơn"
Lưu Minh Hiển
Bài viết liên quan

TOP 6 MÔ HÌNH TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ HIỆU QUẢ NĂM 2023
Vai trò của nhà quản lý không chỉ dừng lại ở việc định hướng phát triển công ty mà còn rất quan trọng trong việc hướng dẫn, đào tạo nhân

CÁCH RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TƯ DUY CỦA NHÀ QUẢN TRỊ ĐỂ NÂNG CAO HIỆU SUẤT
Kỹ năng tư duy đóng vai trò rất quan trọng đối với những nhà quản trị cấp cao. Đây không chỉ là nền tảng quyết định cho sự sáng tạo

TÌM HIỂU KHÁI NIỆM QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC CHI TIẾT
Mặc dù công nghệ ngày càng phát triển và có thể thay thế con người ở một số vị trí nhưng vai trò của quản trị nguồn nhân lực vẫn

ỨNG DỤNG KHUNG NĂNG LỰC ASK ĐỂ ĐÁNH GIÁ NHÂN VIÊN HIỆU QUẢ
Đánh giá năng lực nhân viên là một quá trình quan trọng trong việc xác định và đánh giá hiệu suất làm việc cũng như tiềm năng phát triển của

CÁCH XÁC ĐỊNH NHU CẦU ĐÀO TẠO TRONG DOANH NGHIỆP CHÍNH XÁC NHẤT
Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày nay, việc xác định chính xác nhu cầu đào tạo trong doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì

QUẢN TRỊ NHÂN SỰ LÀ GÌ? 5 ĐIỀU NHÀ QUẢN TRỊ CẦN NẮM
Quản trị nhân sự đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và phát triển tài nguyên quý báu nhất của một doanh nghiệp – con người. Việc này